当前位置:首页 > Thể thao > 【lịch thi đấu serie a 2023】Bổ sung quy định cấm đe dọa, ép buộc mua bảo hiểm

【lịch thi đấu serie a 2023】Bổ sung quy định cấm đe dọa, ép buộc mua bảo hiểm

2025-01-10 10:47:41 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

Cấm “đe dọa,ổsungquyđịnhcấmđedọaépbuộcmuabảohiểlịch thi đấu serie a 2023 ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm”

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, so với dự thảo luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 7 chương và 154 điều (giảm 1 chương và 3 điều), có 40 điều sửa đổi nội dung, 74 điều chỉnh sửa câu chữ, kỹ thuật văn bản, bổ sung 7 điều, bãi bỏ một số quy định tại 9 điều và giữ nguyên 33 điều.

Nhiều nội dung tại dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội như các nội dung về hợp đồng bảo hiểm, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, về hoạt động môi giới bảo hiểm…

Nguồn: Chính phủ. Đồ họa: Hồng Vân
Nguồn: Chính phủ. Đồ họa: Hồng Vân

Trong đó, để hạn chế tình trạng ép khách hàng mua bảo hiểm kết hợp với giải ngân vốn vay hay đánh tráo khái niệm “Gửi tiết kiệm” và “Tham gia Bảo hiểm”, dự thảo luật đã có quy định điều cấm về "Đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm", quy định về những hành vi đại lý bảo hiểm không được làm. Trên cơ sở quy định của dự thảo luật, các văn bản hướng dẫn như nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ bổ sung các chế tài trong trường hợp đại lý vi phạm các quy định tại luật, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.

Thảo luận tại Quốc hội, nhìn chung các đại biểu đánh giá dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý công phu, chi tiết đã đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính khả thi và tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) bày tỏ đồng tình với quy định giao Bộ Tài chính tổ chức thi, cấp, công nhận các chứng chỉ bảo hiểm; do kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để bảo đảm chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực, cần thiết phải có sự kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm tương tự như quy định đối với lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán.

Đề nghị bổ sung các loại hình bảo hiểm bắt buộc

Nêu thực trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng, bức thiết và ngày càng diễn biến phức tạp, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) đề nghị dự thảo luật bổ sung bảo hiểm môi trường là loại hình bảo hiểm bắt buộc để bồi thường thiệt hại nếu có sự cố môi trường xảy ra. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị bổ sung nhiều loại bảo hiểm bắt buộc tại các luật chuyên ngành, hiện còn chưa được quy định cụ thể.

Hài hòa quyền lợi, trách nhiệm các bên tham gia bảo hiểm

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là dự án luật có chuyên môn sâu, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng; do đó, việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật đã được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng; xem xét, đánh giá các chính sách một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm hài hòa quyền, trách nhiệm giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, thuận lợi trong quản lý nhà nước, tạo điều kiện phát triển bền vững thị trường kinh doanh bảo hiểm.

Đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) đề nghị bổ sung quy định chi tiết về chính sách khuyến khích các cá nhân tham gia bảo hiểm, chính sách khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế; rà soát quy định về môi giới, đại lý bảo hiểm; quy định doanh nghiệp bảo hiểm cho tương đồng với quy định tại Luật Doanh nghiệp. Song đại biểu Lê Minh Nam (Hậu Giang) cho rằng, không nên quy định chi tiết về nội dung khuyến khích bảo hiểm, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế trong dự thảo Luật, mà thay vào đó nên để Chính phủ quy định chi tiết.

Dự thảo luật đã quy định về cấm hành vi "đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm", song đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng bên cạnh hành vi đe dọa, ép buộc còn hành vi lôi kéo, dụ dỗ người mua bảo hiểm và đề nghị bổ sung quy định cấm những hành vi này. Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc) đề nghị quy định rõ, chặt chẽ hơn về nhân sự chủ chốt trong các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm. Những chức danh có thể quy định ngay được thì nên có quy định tiêu chuẩn cụ thể ngay trong luật.

Tạo cơ sở pháp lý để cung cấp bảo hiểm cho người nghèo

Trong quá trình thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, có nhiều ý kiến đồng tình với việc quy định về bảo hiểm vi mô tại dự thảo luật để có căn cứ pháp lý trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm tới các đối tượng có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác đề nghị cân nhắc quy định bảo hiểm vi mô tại dự thảo luật vì bảo hiểm vi mô có tính chất tương hỗ, an sinh xã hội, phi lợi nhuận, trong khi phạm vi của luật có tính chất kinh doanh.

Tại báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, bảo hiểm vi mô là sản phẩm bảo hiểm hướng tới đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, khó tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm thương mại thông thường. Bảo hiểm vi mô thường phát triển ở các nước đang phát triển và được coi là một cấu phần quan trọng trong chính sách tài chính toàn diện của quốc gia, góp phần thực hiện các chính sách an sinh, xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên, đây vẫn là một hình thức kinh doanh và hướng tới hiệu quả. Việc phân chia và sử dụng lợi nhuận từ hoạt động bảo hiểm vi mô phụ thuộc vào mô hình triển khai loại hình này. Trường hợp do doanh nghiệp bảo hiểm triển khai, lợi nhuận (nếu có) thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm; trường hợp do các tổ chức tương hỗ triển khai, do người tham gia bảo hiểm đồng thời là chủ sở hữu của tổ chức tương hỗ, lợi nhuận (nếu có) thuộc về các chủ hợp đồng và sẽ được sử dụng để phục vụ quyền lợi cho các chủ hợp đồng thông qua cơ chế giảm phí, gia tăng quyền lợi bảo hiểm...

Như vậy, việc quy định bảo hiểm vi mô trong dự thảo luật sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô và có cơ chế để khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô tại Việt Nam. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết quy định về bảo hiểm vi mô trong dự thảo luật.

Ngoài ra, các đại biểu cũng lưu ý việc tiếp tục rà soát và làm rõ các quy định về hợp đồng bảo hiểm để bảo đảm vừa phù hợp với các nguyên tắc chung về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, bảo đảm tính đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, nhất là khi người mua bảo hiểm và người thụ hưởng là hai chủ thể khác nhau...

Sau khi lắng nghe các ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phát biểu tiếp thu và giải trình một số vấn đề đại biểu nêu. Trong đó, về Quỹ Bảo hiểm cho người được bảo hiểm, Bộ trưởng cho biết đây là phần thu được tính vào chi phí bảo hiểm, mức trước đây là 0,3% doanh thu phí bảo hiểm, nay Chính phủ đề xuất mức thấp hơn là 0,05%. Mặc dù chúng ta đã tính đến 3 lớp bảo vệ, nhưng không khẳng định khi doanh nghiệp có 3 lớp thì không đổ vỡ. Nếu có đổ vỡ thì dùng quỹ này chi trả cho người tham gia bảo hiểm - Bộ trưởng giải thích. Do đó, Bộ trưởng đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục duy trì quỹ này với mức thu như trên và đưa vào luật.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong thời gian xây dựng luật, cơ quan soạn thảo đã nhận được 310 ý kiến của đại biểu, nhà khoa học, các cơ quan liên quan. Đồng thời, đã phối hợp sát sao với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật để hoàn thiện dự án Luật, theo hướng thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch. Sau phiên họp này, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến đại biểu để hoàn thiện dự thảo luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读