【kèo nhà cái, nhận định】Hốt bạc nhờ trồng trái chúc ở Bảy Núi

时间:2025-01-26 02:42:55 来源:Empire777

Loại cây này sống ở vùng đồi núi,ốtbạcnhờtrồngtráichúcởBảyNúkèo nhà cái, nhận định trái có vỏ xù xì, vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu. 

Trái chúc xem là loại đặc sản vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, được trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Loại cây này sống ở vùng đồi núi, trái có vỏ xù xì, vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu. Tiếng khmer gọi là Kôt – sôt, một loài cây đặc hữu của các huyện miền núi.

Theo ngành nông nghiệp An Giang đây là cây có múi thích nghi tốt trong thời kỳ biến đổi khí hậu khắc nhiệt. Thông thường trồng cây chúc từ 5-8 năm mới cho trái, một năm cho trái 1 lần vào mùa mưa, năng suất khoảng 30-50kg/cây/vụ, (bình quân khoảng 8- 10 trái/kg). Cây càng lâu năm trái càng sai.

Trái chúc đang bước vào mùa nên được bán với giá từ 70.000 -80.000 đồng/kg. Còn vào thời điểm nghịch vụ, những tháng nắng giá lên 130.000 -140.000 đồng/kg.

Chị Lê Thị Lụa, ở ấp Chân Cô, xã An Cư, huyện Tịnh Biên – An Giang, trồng cây chúc 15 năm tuổi phía trước nhà cho biết: Cứ vào mùa mưa cây bắt đầu ra bông cho trái rất sai, thu hoạch kéo dài hết mùa mưa. Bình quân cây của chị một năm thu 40 kg trái, thu được gần 3 triệu đồng. Ngoài việc bán trái, lá chúc cũng bán được giá 220.000 đến 250.000 đồng/kg.

Chưa hết, cây chúc loại cổ thụ trên 10 năm tuổi trở lên được giới chơi kiểng săn tìm mua giá từ 5-10 triệu đồng. Còn loại 2 năm tuổi giá giao động khoảng 300.000 đến 600.000 đồng/cây.

Theo người dân Bảy Núi, cây chúc được người dân trồng phía trước nhà vừa lấy lá để chế biến món ăn, bên cạnh đó chúc còn xua đuổi tránh rắn bò vào nhà. Trái chúc còn nằm trong 4 vị thuốc để trị rắn cắn hoặc dùng để gội tóc cho mượt mà, được rất nhiều phụ nữ người dân tộc sử dụng.

Đặc biệt trái chúc còn dùng rơ miệng cho những con bò bỏ ăn, hay lấy lá giả nát rồi dìm sâu xuống đáy ao hồ có thể trị được bệnh và giúp cho cá khoẻ mạnh, chóng lớn.

Cây đặc sản vùng biên này còn dùng để chế biến nhiều loại món ăn như cháo bò vắt nước trái chúc, gà hấp lá trúc, cháo gà lá chúc, bò nướng lá chúc, cá lóc hấp lá chúc… Nhờ vậy mà cây chúc, vốn một loài cây rừng sắp cạn kiệt mới có dịp hồi sinh và ngày càng được nhiều người quan tâm.

Từ lợi thế của cây đặc sản này, ông Nguyễn Văn Hải ở vùng Bảy Núi, mỗi năm ươm giống bán ra hàng ngàn cây với giá từ 15.000 – 30.000đ/cây (tùy lớn nhỏ).

Ông Trần Văn Cường, Trường phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cho biết gần đây công ty ADC Pharma đã nghiên cứu 2 mặt hàng tại vùng Bảy Núi là cây Hoắc hương và cây chúc, đồng thời huyện cũng đã triển khai dự án trồng, bảo tồn và phát triển trước mắt 11 loại thảo dược trên tổng số 155 loài tại vùng Bảy Núi với qui mô rộng khắp.

Ngoài ra, Viện cây ăn quả miền Nam cũng đã khảo sát và đánh giá chúc là một loài cây chịu hạn rất tốt nên được chọn làm gốc ghép cho các loại cây có múi khác.

Đây cũng là cây được nhiều công ty ở TP HCM và Đồng Tháp đến xin bao tiêu cung cấp lá và trái để chế xuất làm dược liệu.

Theo NLĐ

Bi trái cây mát lạnh, thanh nhiệt hấp dẫn bé yêu