当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kqbd truc tuyen 24h hom nay】Thay đổi cơ cấu rổ hàng hóa để tính chỉ số CPI sát thực tế 正文

【kqbd truc tuyen 24h hom nay】Thay đổi cơ cấu rổ hàng hóa để tính chỉ số CPI sát thực tế

2025-01-10 20:40:39 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:191次

Mở rộng các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong giỏ chi tiêu

Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này,đổicơcấurổhànghóađểtínhchỉsốCPIsátthựctếkqbd truc tuyen 24h hom nay TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, Tổng cục Thống kê đã khảo sát và tính toán rổ hàng hóa giá tiêu dùng của Việt Nam tương đối bám theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, cơ cấu của rổ hàng hóa đó đã có khác biệt, do giai đoạn trước Việt Nam là nước có thu nhập thấp, bây giờ đã chuyển sang nước có thu nhập trung bình, nhu cầu và chi tiêu hàng ngày của các hộ gia đình nói chung đã có sự thay đổi. Cụ thể, hàng hóa tiêu dùng cơ bản đang được tính tỷ trọng gần 30% trong rổ hàng hóa. Nhưng trên thực tế, chi tiêu cho các loại hình dịch vụ như ăn uống bên ngoài, vui chơi giải trí, du lịch đã có tỷ lệ gia tăng hơn. Tỷ lệ chi tiêu dành cho giao thông, đi lại cũng cao hơn. Điều này chưa phản ánh sát trong cơ cấu giá tiêu dùng của Tổng cục Thống kê hoặc có thể một phần do số liệu cơ quan này khi tổng hợp có độ trễ hơn so với thực tế của đời sống xã hội.

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trả lời phóng viên TBTCVN về quan điểm cần thay đổi cơ cấu giỏ hàng hóa để tính CPI sát hơn với thực tế, TS. Nguyễn Văn Hiến - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing, cho rằng nên làm điều này. Theo ông, trong những năm gần đây, thu nhập và mức sống của người dân đã thay đổi nên cơ cấu chi tiêu của họ cũng đã thay đổi rất nhiều. Cơ cấu về mặt hàng lương thực, thực phẩm trong tổng gói chi tiêu của người dân đã thu hẹp lại, chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi những chi tiêu khác như chi phí đi lại, tỷ trọng chi phí cho dịch vụ như giáo dục, y tế đã tăng lên khá cao.

“Theo tôi, để xác định chỉ số CPI sát hơn với thực tế, chúng ta cũng nên mở rộng các mặt hàng, nhất là những nhóm mặt hàng mà hiện nay cơ cấu chi tiêu của người dân chiếm tỷ trọng cao trong giỏ chi tiêu thì sẽ phản ánh chính xác hơn” - TS. Nguyễn Văn Hiến nhấn mạnh. Đơn cử như người dân có nhu cầu về đầu tư cho giáo dục, rất nhiều chi phí không chỉ cho giáo dục phổ thông, kể cả giáo dục đại học, dạy nghề; các chi phí đi lại, chi phí dịch vụ khác, kể cả dịch vụ du lịch, vì hiện nay người dân đi du lịch rất nhiều. Nếu trước đây giá dịch vụ du lịch chưa được phản ánh vào thì bây giờ nên đưa thêm vào sẽ phản ánh được đầy đủ hơn con số CPI thực tế.

Áp lực lạm phát cuối năm lớn

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt: “Mặc dù có thể có 1 vài sai số, nhưng tôi vẫn khẳng định là việc tăng các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là phòng chống tốt biến chủng Omicron ở quý đầu năm 2022 đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô và lạm phát vẫn trong vòng kiểm soát, mục tiêu của Chính phủ”. Điều này cũng đã được rất nhiều các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Nhiều tổ chức đánh giá Việt Nam trong năm 2022 vẫn bảo đảm và duy trì được tỷ lệ kiểm soát lạm phát mục tiêu 4% hoặc nếu có hơn thì chỉ cao hơn một chút.

Đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Văn Hiến cho rằng, đúng là nếu chỉ nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế thì chưa thể thấy hết được bức tranh kinh tế của Việt Nam. Bởi vì trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt là trong quý II, giá cả của rất nhiều mặt hàng đã tăng cao, nhất là giá xăng dầu, vật tư nguyên liệu nhập khẩu, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nước đã làm rất tốt việc hạn chế tác động xấu từ bên ngoài vào nền kinh tế trong nước, đưa ra nhiều gói hỗ trợ kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo được mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, theo 2 vị chuyên gia này, độ trễ của tác động lạm phát sẽ thể hiện rõ hơn trong 2 quý cuối của năm 2022. Nguy cơ lạm phát là rất hiện hữu, nếu như không cẩn thận, việc vượt ra khỏi chỉ tiêu lạm phát và kiểm soát lạm phát có thể xảy ra.

Áp lực lạm phát có thể cao hơn trong 2 quý còn lại

Tổng cục Thống kê cũng nhận định, hiện tại, tình hình lạm phát tương đối ổn trong 6 tháng nhưng áp lực hiện hữu có thể cao hơn trong giai đoạn quý III và quý IV/2022 khi cầu đã phục hồi cả trong nước và xu thế các doanh nghiệp vẫn duy trì được đà sản xuất kinh doanh.

“Lạm phát và tác động của tăng giá nguyên vật liệu 6 tháng đầu năm chưa phản ảnh vào hết toàn bộ khó khăn của nền kinh tế và nó tiềm ẩn, tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các quý tiếp theo. Đó cũng là vấn đề mà nhà nước cần phải quan tâm và chủ động ứng phó” - TS. Nguyễn Văn Hiến nhận định.

Còn theo TS. Nguyễn Quốc Việt, trong thời gian tới, áp lực lạm phát hiện hữu sẽ thể hiện rõ hơn trong đánh giá về lạm phát của Tổng cục Thống kê trong quý III và quý IV/2022. Cầu trong nước sẽ có bước bứt phá, thu nhập của người lao động đã khá hơn so với cùng kỳ 2021, qua đó kích thích tiêu dùng và dịch vụ trong nước nhiều hơn. Điều này cũng đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát. Bên cạnh đó, lạm phát hiện hữu cũng khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, chi phí tăng cao khiến một loạt lĩnh vực như chăn nuôi, đánh bắt, vận tải… chật vật duy trì. Vì vậy, cần theo dõi và kiểm soát tốt vấn đề lạm phát, ổn định vĩ mô để đảm bảo tăng trưởng những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, các phản ứng chính sách cần sớm được công bố và có lộ trình, tránh đột ngột, can thiệp quá nhanh và mạnh bằng các biện pháp hành chính gây sốc cho thị trường và niềm tin vào môi trường kinh doanh.

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜