Để “biện hộ” cho vấn đề này,Đểgiảingâncầnnỗlựtyle keo bong88 có nhiều lý lẽ. Thứ nhất là Kế hoạch đầu tư công trung hạn mới thực hiện được 2 năm và cũng là lần đầu tiên thực hiện cho nên các cấp vẫn còn bỡ ngỡ và lúng túng, chưa quen. Thứ hai là từ khi có Luật Đầu tư công, các quy định được đưa ra để đảm bảo tính chặt chẽ, nên các thủ tục cũng khó hơn. Đơn cử, quy định của pháp luật về đầu tư công yêu cầu khi giao vốn kế hoạch đầu tư công thì phải đủ thủ tục; khi làm thủ tục thì tỉnh nọ lại chờ tỉnh kia, bộ nọ lại chờ bộ kia. Khi mà các bộ, ngành và địa phương không làm đủ thủ tục thì Chính phủ không thể giao kế hoạch được, nếu giao thì vi phạm pháp luật. Từ đó dẫn đến việc giao chậm, giao nhiều lần, giải ngân chậm cũng là khó tránh.
Ở một khía cạnh khác, có thể thấy, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành cũng đã có những tham mưu và nỗ lực rất nhiều. Từ năm 2017, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai giao vốn ngay từ đầu năm, thậm chí từ 1/1 nhưng các bộ, ngành, địa phương lại chậm giao chi tiết cho các cơ quan, các chủ đầu tư, các Ban quản lý để triển khai thực hiện. Có tỉnh đến tháng 4 chưa giao kế hoạch chi tiết. Phần này thuộc trách nhiệm của các địa phương và các bộ, ngành. Theo đánh giá, có những tỉnh đến tháng 9 vẫn chưa giải ngân. Việc này các địa phương cũng phải xem lại.
Một điểm nữa cũng cần quan tâm là quy định vốn đầu tư công năm kế hoạch được kéo dài thời hạn thanh toán đến ngày 31/12 năm sau cũng phần nào tạo nên tâm lý ỷ lại cho chủ đầu tư dự án và đó là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân. Do đó, cần thiết phải sửa đổi quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn hàng năm theo hướng đơn giản về thủ tục. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp giao quyền cho các bộ, ngành, địa phương; bỏ quy định kéo dài thời gian thanh toán.
Tóm lại, để giải quyết vấn đề giải ngân vốn đầu tư, nếu chỉ có nỗ lực của Trung ương, Chính phủ, các bộ quản lý là không đủ, mà phải có sự vào cuộc quyết liệt, nhất là của các địa phương, các bộ, ngành chủ quản và trách nhiệm người đứng đầu. Nếu không tình trạng này sẽ tái diễn và rất khó khắc phục.