发布时间:2025-01-10 16:38:31 来源:Empire777 作者:Thể thao
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Đường làng ngõ xóm ở Hậu Giang thêm khang trang nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới.
Đạt được nhiều kết quả
Theỗlựcxydựngnngthnmớsalernitana – fiorentinao Bộ NN&PTNT, tính đến giữa tháng 10, đã có 45/63 tỉnh, thành phố hoàn thành ban hành các văn bản cụ thể hóa các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM) theo phân cấp tại Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg ngày 07/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ... Một số địa phương đã chủ động nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế.
Công tác tuyên truyền về xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tiếp tục được chú trọng và triển khai hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thực chất hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở các cấp và người dân tiếp tục được các địa phương chú trọng triển khai thực hiện. Hệ thống Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp, hệ thống bộ máy tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình ở các cấp tiếp tục được rà soát, kiện toàn, bảo đảm triển khai, thực hiện hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai, thực hiện chương trình đã được quan tâm, chỉ đạo và triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, những bất cập để tìm giải pháp tháo gỡ, cũng như phát hiện những gương điển hình, tiêu biểu, những cách làm hay để biểu dương và nhân rộng.
Tính đến ngày 20-10-2024, cả nước có 6.320/8.162 xã (chiếm 77,4%) đã được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt Quyết định xã đạt chuẩn NTM. Có 296 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (chiếm 45,96% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước), trong đó, đã có 11 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 15 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn NTM và 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ NTM. Có 5 tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Theo số liệu báo cáo, đăng ký của các địa phương, dự kiến đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 79-79,5% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM (cơ bản hoàn thành mục tiêu được giao; đạt 99% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025), trong đó có khoảng 38% số xã đạt NTM nâng cao (vượt mục tiêu được giao năm 2024; đạt khoảng 95% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025) và 10% số xã đạt NTM kiểu mẫu (hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025). Có khoảng 305 đơn vị cấp huyện (khoảng 47%) được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (vượt mục tiêu được giao năm 2024; đạt 94% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025), trong đó, có khoảng 18 huyện được công nhận đạt NTM nâng cao và chưa có huyện NTM kiểu mẫu (đạt 59% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025). Có thêm từ 1-2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đạt khoảng 53% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025).
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được các địa phương triển khai đồng bộ, rộng khắp, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành đề án, kế hoạch triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Đến nay, cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 72,1% sản phẩm 3 sao, 25,8% sản phẩm 4 sao, 2,1% sản phẩm 5 sao và tiềm năng 5 sao. Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước với 30,7% số lượng sản phẩm OCOP của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ hai với 18,3%, tiếp đến là miền núi phía Bắc chiếm 16,8%, thấp nhất là vùng Đông Nam bộ với 5,8%. Có 7.846 chủ thể OCOP, trong đó có 32,8% là HTX, 22,7% là doanh nghiệp nhỏ, 38,6% là cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Đặc biệt, đã có hơn 2.420 hợp tác xã có sản phẩm OCOP, từng bước chuyển đổi hoạt động, thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, gắn với việc xây dựng sản phẩm có tiêu chuẩn, quy chuẩn, bao bì, nhãn mác và thương hiệu của hợp tác xã, thay vì chỉ làm các dịch vụ đầu vào cho các thành viên.
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, thời gian qua tỉnh luôn tập trung thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới, nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành, đạt chuẩn nông thôn mới; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 41/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 80,39% (trong đó có 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu). Số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 18,2 tiêu chí/xã. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm, phát triển các sản phẩm OCOP và tỉnh có 278 sản phẩm OCOP được công nhận.
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2024
Theo Bộ NN&PTNT, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 được cấp có thẩm quyền giao, làm nền tảng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025, trong năm 2024 Bộ cũng đề nghị UBND, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 của các tỉnh, thành phố tập trung, quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình ở tất cả các cấp, các ngành để hoàn thành các mục tiêu về xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM mà UBND cấp tỉnh đã đăng ký đạt được trong năm 2024. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM như khẩn trương rà soát, ban hành đầy đủ quy định cụ thể các tiêu chí, chỉ tiêu NTM, NTM nâng cao cấp xã, huyện. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tiếp tục chú trọng, quan tâm đến công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; công tác duy trì bền vững kết quả và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM sau đạt chuẩn. Các địa phương khẩn trương hoàn thành phê duyệt chi tiết dự án, đề án, kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm thuộc các chương trình chuyên đề xong trước ngày 30-11-2024, để có cơ sở bố trí nguồn lực và tổ chức triển khai, thực hiện ngay trong năm 2024. Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn đối ứng của địa phương, các nguồn lực huy động hợp pháp khác để thực hiện các mô hình thuộc chương trình chuyên đề.
Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện các mô hình đã được phê duyệt đảm bảo bám sát các mục đích, yêu cầu, tiến độ theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT để nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, chất lượng xây dựng NTM trên địa bàn, làm cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm, phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và nội dung thực hiện trong giai đoạn 2026-2030.
Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai Chương trình. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán, giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2024 theo kế hoạch đã được giao. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ thực hiện 6 chương trình chuyên đề, nhất là các mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương; kinh phí duy tu, bảo dưỡng các công trình đã đạt chuẩn, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; đầu tư cho các địa bàn khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách trong xây dựng NTM giữa các vùng, miền.
Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức truyền thông về nông thôn mới và các chương trình chuyên đề thông qua giới thiệu các cách làm hay, sáng tạo ở các địa phương. Có các giải pháp bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua, chung sức xây dựng nông thôn mới, tăng cường việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới để có đủ năng lực tham mưu, nhất là về cơ chế, chính sách, các nội dung có tính xuyên suốt, cần sự vào cuộc liên ngành, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình hiệu quả hơn.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu đối với các xã, huyện sau khi công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện chương trình...
T. TRÚC
相关文章
随便看看