游客发表

【soi kèo suwon fc】Mục tiêu lạm phát dưới 4% liệu có khả thi?

发帖时间:2025-01-25 10:10:46

Chi phí đầu vào tăng mạnh nhất trong gần 11 năm qua
3 nguyên nhân giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát ổn định trong quý 1
Lạm phát tác động như thế nào đến thị trường bất động sản?ụctiêulạmphátdướiliệucókhảsoi kèo suwon fc
Giá nguyên vật liệu chưa tạo áp lực lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2021
Dự báo lạm phát cho cả năm 2021 cơ bản được kiểm soát ở mức thấp

Nguy cơ “lạm phát kèm suy thoái”

Đầu năm 2022, Quốc hội thông qua mục tiêu điều hành vĩ mô là tăng trưởng GDP 6-6,5%, lạm phát bình quân 4%. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bối cảnh thế giới và trong nước tại thời điểm xác định mục tiêu tăng trưởng và lạm phát nêu trên so với hiện nay đã khác rất xa. Trong khi đó, nền kinh tế đang đối mặt với không ít thách thức như: chi phí sản xuất tăng, nhu cầu đầu tư thấp, tâm lý kỳ vọng lạm phát rất nhạy cảm... rất dễ dẫn đến tình trạng “lạm phát kèm suy thoái”.

Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung quý 1/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Theo ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, CPI quý 1/2022 tăng 1,92% so với năm ngoái là mức tăng cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nhờ được kiểm soát tốt trong bối cảnh nhiều quốc gia chịu bão giá do xăng dầu.

Về CPI thời gian tới, ông Nguyễn Trung Tiến cho rằng, chúng ta cần phân tích xem những nhóm hàng nào có khả năng tác động chỉ số CPI, thứ nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, trừ thịt lợn giảm sâu do giá thức ăn tăng người dân cắt sớm không tái đàn vì càng nuôi càng lỗ. Thứ hai, Việt Nam đang trở lại trạng thái bình thường mới, học sinh quay lại học tập, sản xuất kinh doanh mở lại sẽ tăng mức tiêu thụ lương thực thực phẩm, nhóm này do đó cũng sẽ tác động lên giá tiêu dùng nhiều vì nhóm hàng ăn chiếm đến 33,36%. Ông Tiến đánh giá đây là nguy cơ tác động đến tăng giá tiêu dùng lớn nhất trong thời gian tới.

“Bên cạnh đó, giá sản xuất hàng hoá chịu áp lực tăng do giá nguyên vật liệu thế giới tăng từ quý 2-3 năm ngoái nhưng giá sản xuất hàng hoá chúng ta chưa tăng do cầu yếu. Đây cũng là áp lực tăng giá trong những tháng tiếp theo do đặc thù Việt Nam nền kinh tế có độ mở lớn, gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn mà nguồn cung thế giới đứt gãy nên giá nguyên vật liệu tăng cao. Ví dụ, quý 1 các mặt hàng điện tử điện thoại linh kiện chúng ta xuất khẩu trên 29 tỷ USD nhưng nhập khẩu 26 tỷ USD, nhập nguyên liệu mặt hàng này lớn, đây là nguyên nhân chính tác động tăng CPI tháng tiếp”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phân tích.

Về giá xăng dầu, phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc chiến Nga - Ukraine. Giá xăng dầu bình quân năm 2022 sẽ cao hơn năm 2021 và tác động tất cả các chi phí đầu vào của kinh tế. Từ những nguyên nhân này, chỉ số giá CPI năm 2022 sẽ có xu hướng tăng trong những tháng tiếp theo, mức độ tăng phụ thuộc vào giá thế giới cũng như mức độ điều hành của Chính phủ.

“Chúng ta thấy kinh tế thế giới đang phục hồi, nhu cầu nguyên, vật liệu tăng cao trong khi nguồn cung hiện tại đang đứt gãy khiến giá hàng hóa quốc tế tháng tới đây tăng mạnh, gây áp lực lạm phát cao ở nhiều nước, kể cả nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật, châu Âu là những đối tác lớn của Việt Nam. Do đó, lạm phát 4% có thể đạt được nhưng khẳng định đây là công việc khó”, ông Tiến nhấn mạnh.

Mục tiêu lạm phát dưới 4% liệu có khả thi?
Ông Nguyễn Trung Tiến cho rằng, chúng ta cần phân tích xem những nhóm hàng nào có khả năng tác động chỉ số CPI. Ảnh: Xuân Thảo.

Vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát

Theo ông Đặng Công Khôi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), công tác quản lý giá vẫn đang nằm trong kịch bản và nằm trong tầm kiểm soát. Công tác quản lý giá từ nay đến cuối năm vẫn chịu rất nhiều yếu tố khó lường, không được chủ quan và vẫn phải cập nhật những thông tin kịp thời để phân tích đánh giá, có những dự báo và điều chỉnh linh hoạt các kịch bản điều hành phù hợp để làm sao hướng đến một mục tiêu kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu Chính phủ, Quốc hội giao. Để điều hành được giá, chúng tôi phải đánh giá về tình hình diễn biến của giá cả trong từng tháng và từng quý. Đồng thời, tính toán các kịch bản để báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như Ban chỉ đạo đánh giá để có những giải pháp kịp thời. Trong các kịch bản điều hành, bao giờ cũng sẽ có 3 kịch bản, kịch bản tốt nhất, kịch bản vừa và kịch bản xấu nhất. "Chính phủ luôn luôn đặt ra yêu cầu công tác điều hành giá linh hoạt thận trọng cho nên chúng tôi không chủ quan với các diễn biến của tình hình giá cả có tác động đến mặt bằng giá", ông Đặng Công Khôi nhấn mạnh.

Theo ông Đặng Công Khôi, đến thời điểm hiện nay yếu tố khó lường nhất vẫn giá xăng dầu, yếu tố quyết định đến việc thành công thực thi các kịch bản điều hành giá làm sao phù hợp. "Trong kịch bản xấu nhất, chúng tôi cũng đã tính đến mức giá xăng dầu bình quân sẽ tăng rất cao, khoảng 40%, lúc đấy yếu tố kiểm soát lạm phát sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đương nhiên khi có tác động như vậy chúng tôi sẽ phải kịp thời báo cáo để có những giải pháp thực thi và có những điều chỉnh linh hoạt."

“Đến thời điểm hiện nay, tôi vẫn khẳng định rằng quan điểm của Chính phủ và quan điểm tham mưu của Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) là chúng ta vẫn đang kiểm soát được diễn biến và chúng ta vẫn đang thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng-Trưởng ban Chỉ đạo, đương nhiên khi có tác động ảnh hưởng lớn, chúng ta phải tính toán các kịch bản, linh hoạt để chúng ta xử lý các tình huống”, ông Khôi khẳng định.

    热门排行

    友情链接