您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả trận strasbourg】Ghi nhận nhiều khuyến nghị thiết thực trong phục hồi kinh tế 正文

【kết quả trận strasbourg】Ghi nhận nhiều khuyến nghị thiết thực trong phục hồi kinh tế

时间:2025-01-09 13:11:26 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

(HG) - Sáng ngày 5-12, Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương v&a kết quả trận strasbourg

(HG) - Sáng ngày 5-12,ậnnhiềukhuyếnnghịthiếtthựctrongphụchồikinhtếkết quả trận strasbourg Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Phục hồi và phát triển bền vững”. Tham dự diễn đàn có ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng các bộ, ngành Trung ương và một số đại biểu quốc tế. Dự diễn đàn tại điểm cầu trực tuyến của tỉnh Hậu Giang có bà Thái Thu Xương, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, những ý kiến chia sẻ của các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ làm cơ sở cho Quốc hội và Chính phủ có những quyết sách phù hợp trong phục hồi kinh tế – xã hội trước đại dịch Covid – 19.

Tại diễn đàn, Quốc hội và các cơ quan của Đảng, Chính phủ sẽ lắng nghe những ý kiến tâm huyết, cởi mở, toàn diện đến từ những người thực thi chính sách và những người tham gia hoạch định chính sách. Theo chia sẻ của chuyên gia trong nhiều lĩnh vực ở trong nước và quốc tế thì trong 2 năm qua, dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Để đối phó với dịch bệnh, khắc phục những thiệt hại và tác động của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các nước trên thế giới đã đưa ra nhiều gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ khác nhau. Riêng Việt Nam đã sử dụng linh hoạt và khá đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác nhằm khắc phục thiệt hại và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong đại dịch.

Tuy nhiên, tại diễn đàn, vẫn còn có những ý kiến mong muốn các gói cứu trợ kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới cần được thực hiện theo hướng vừa đảm bảo kịp thời, lại vừa đảm bảo đủ liều lượng, quy mô và hiệu quả; đồng thời cần ưu tiên nguồn lực củng cố hệ thống y tế trên toàn quốc và củng cố hệ thống an sinh xã hội; tiếp tục cải cách thể chế hóa được kịp thời, giải quyết những điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong các lĩnh vực để phù hợp với điều kiện thực tế của thời đại nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được hiệu quả; cũng như đẩy mạnh chiến lược tiêm vắc-xin phòng, ngừa Covid-19; có chính sách giảm các khoản chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào trong sản xuất để giúp tăng thu nhập cho người dân;… Mặt khác là đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT, giảm phí bảo hiểm xã hội, thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế, phí trước bạ ô tô trong nước, có bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gói hỗ trợ lãi suất, cùng với đó là ứng trước các chi phí như tiền lương, phòng chống dịch cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong đầu tư cơ sở hạ tầng thì cần ưu tiên các dự án liên kết vùng, trọng điểm, có tính lan tỏa; về các chính sách an sinh xã hội cần triển khai hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm, cũng như hỗ trợ đào tạo nghề và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;…

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: Các diễn giả đã có những chia sẻ kinh nhiệm quốc tế về phòng, chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế; đặc biệt là những gợi ý về chính sách, những ý kiến đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam, những kiến nghị đề xuất cho chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, các gợi ý chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, các chuyên gia còn trao đổi và giải đáp một số vấn đề trọng tâm về việc huy động nguồn lực từ đâu, nhất là trong điều kiện thị trường vốn trung và dài hạn của Việt Nam còn hạn chế; đồng thời cho ý kiến về việc chúng ta sẽ phân bổ nguồn lực vào những mục tiêu cụ thể nào.

Quang cảnh lãnh đạo tỉnh Hậu Giang dự trực tuyến diễn đàn.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, những ý kiến chia sẻ của các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm góp phần làm rõ thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để Quốc hội, Chính phủ xem xét, giải quyết các gói chính sách, giải pháp về tài khóa và tiền tệ, vừa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, vừa hỗ trợ cho mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế và xã hội, nhằm cụ thể hóa chủ trương đã được nêu tại Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 Khóa XIII của Đảng và Nghị quyết Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, đồng thời góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2022 và cho cả nhiệm kỳ 5 năm theo những mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

HỮU PHƯỚC