【bang xep hang ngoai hang y】Sự cố mất điện toàn miền Nam: Ai sẽ phải bồi thường thiệt hại?
Mặc dù là sự cố bất ngờ nhưng việc mất điện toàn miền Nam hôm qua 22-5 đã tác động không nhỏ đến đời sống người dân,ựcốmấtđiệntoagravenmiềnNamAisẽphảibồithườngthiệthạbang xep hang ngoai hang y doanh nghiệp (DN). Vậy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ cần đưa ra lời xin lỗi hay phải bồi thường thiệt hại, khách hàng sử dụng điện sẽ đòi bồi thường bằng cách nào? Ai sẽ bồi thường cho họ: EVN, tài xế xe cẩu, DN xe cẩu hay Ban quản lý dự án, đơn vị thi công TP mới Bình Dương?
EVN sẽ không phải bồi thường
Sau sự cố mất điện toàn miền Nam chiều 22-5, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC) đã gửi lời xin lỗi đến khách hàng về sự cố này. Vấn đề đặt ra là EVN HCMC có thống kê thiệt hại và có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng hay không?
Câu hỏi này đã được phóng viên đặt vấn đề với một chuyên gia của ngành điện và được giải thích như sau: “Trong Luật Điện lực đã có quy định về những trường hợp mà ngành điện phải bồi thường cho khách hàng, tùy mức độ vi phạm. Cụ thể như trường hợp ngành điện tự ý cắt điện mà thông thông báo trước”.
Còn trong trường hợp hàng triệu khách hàng bị mất điện đột ngột xảy ra chiều 22-5, vị chuyên gia này cho rằng trường hợp này là sự cố mang tính bất khả kháng, nên nếu căn cứ vào hợp đồng giữa EVN và khách hàng thì EVN sẽ không có trách nhiệm bồi thường.
Chuyên gia này cho biết sự cố mất điện ngày 22-5 không chỉ khách hàng bị thiệt hại mà ngay bản thân EVN cũng bị thiệt hại rất lớn. Thiệt hại của EVN gồm không bán được điện sản xuất ra, đồng thời phải huy động các nhà máy nhiệt điện với chi phí cao. “Hiện Tập đoàn EVN đang tổng hợp và thống kê thiệt hại nên chưa có câu trả lời chính thức với báo chí và khách hàng", chuyên gia cho biết.
Ông Võ Quang Lâm, Trưởng ban Quan hệ cộng đồng EVN, cho biết: “Quan hệ giữa EVN và khách hàng căn cứ trên luật Điện lực và hợp đồng mua bán điện giữa hai bên. Trong đó có rất nhiều điều khoản ràng buộc, bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường”.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn EVN, đây là sự cố bất khả kháng và không bên nào mong muốn, nên việc EVN có đền bù hay không sẽ xử lý căn cứ theo hợp đồng với khách hàng.
“Còn nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chúng tôi hiện nay là tập trung xử lý để đảm bảo phục vụ điện cho người dân, đất nước”, ông Lâm nói.
Chờ kết luận điều tra
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng - luật sư điều hành Hãng luật Giải Phóng (TP.HCM) - cho hay sự cố mất điện vừa qua không chỉ khiến DN ảnh hưởng mà còn khiến người dân bị thiệt hại.
Theo ông Hưng, việc đòi bồi thường được hay không còn phải phụ thuộc vào cơ quan điều tra kết luận lỗi do ai, sự cố xảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Trong trường hợp sự cố do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng thì người có liên quan không phải bồi thường.
“Nếu chứng minh được lỗi trên do đơn vị quản lý xe cẩu hoặc người lái xe cẩu, tất nhiên những người này phải bồi thường. Ở đây cần phải chú ý là sự cố do lỗi chủ quan, còn lỗi khách quan như khi đang thi công mà động cơ xe tự nhiên dừng hoặc trục trặc thì không phải bồi thường”, luật sư Hưng lý giải thêm.
Luật sư Hưng cho hay trong trường hợp này, nếu không phải là phía gây ra sự cố thì bên điện lực không phải bồi thường.
Tuy nhiên, trong trường hợp này có thể xác định những đơn vị quản lý (có thể thuộc bên điện lực hoặc đơn vị khác - PV) khu vực này khi cho phép xe cẩu vào thi công có bảo đảm an toàn hay không. Nếu không an toàn mà vẫn cho xe cẩu vào thi công thì các đơn vị trên cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
|
Quá khó để đòi bồi thường
Trường hợp xác định lỗi từ phía cần cẩu, vậy trách nhiệm bồi thường thuộc về tài xế hay DN có cần cẩu? Luật sư Hưng cho rằng cần phải xem xét trách nhiệm liên đới, tức là phải coi trách nhiệm của DN quản lý xe cẩu với tài xế như thế nào.
|
“Nếu DN quản lý xe cẩu đã giao đúng nhiệm vụ và trách nhiệm cho người lái xe cẩu rồi thì họ không phải chịu trách nhiệm mà lỗi này thuộc về tài xế”, ông Hưng nói.
Tuy vậy, theo luật sư Hưng, từ sự cố này còn đặt ra nhiều vấn đề như DN có xe cẩu có mua bảo hiểm cho chiếc xe gây tai nạn hay không, tài xế có đủ điều kiện hành nghề xe cẩu hay chưa, hợp đồng lao động giữa DN và người lao động ra sao… Để từ đó mới xác định rõ trách nhiệm chính thuộc về ai.
Luật sư Hưng cũng khẳng định rất khó để DN đòi bồi thường bởi phạm vi thiệt hại quá rộng lớn cũng như rất khó để xác định được thiệt hại cụ thể.
Chưa kể sự cố mất điện ảnh hưởng hơn 20 tỉnh, thành miền Nam nên việc xác định thiệt hại phải được tiến hành ở khắp các tỉnh, thành này.
“Nếu một DN mà kiện được thì hàng trăm, hàng ngàn DN khác đều nộp đơn kiện đòi thiệt hại. Lúc đó DN gây ra sự cố chỉ có nước phá sản. Cho nên vụ việc này mà kiện thiệt hại sẽ không khả thi cho lắm”, luật sư Hưng nhận định.
EVN cũng thiệt thòi
Trong khi đó, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, các đơn vị, DN bị thiệt hại do sự cố cúp điện chiều 22-5 có thể yêu cầu chủ của tài xế làm chập lưới điện 500kV bồi thường thiệt hại.
Luật sư Hậu giải thích: Theo quy định tại Điều 604 của Bộ luật Dân sự 2005 thì người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tài sản của cá nhân, pháp nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân, pháp nhân đó. Đối chiếu với tình huống mất điện 22 tỉnh, thành miền Nam vừa qua thì bên gây thiệt hại và có lỗi không phải là EVN mà là tài xế lái xe cần cẩu nâng cây dầu đã vô ý chạm vào đường dây điện cao thế gây cháy nổ.
Như vậy, đối tượng phải bồi thường thiệt hại chính là người lái xe cần cẩu dù chỉ là lỗi vô ý. Còn đối với EVN thì ngược lại phải là đơn vị được bồi thường vì thiệt hại của EVN trong vụ việc này cũng không nhỏ.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 618 và Điều 622 của Bộ luật Dân sự 2005 thì trong trường hợp người của pháp nhân, người làm công gây ra thiệt hại trong khi đang làm công việc, nhiệm vụ được giao thì pháp nhân, người làm chủ sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy trong vụ việc này, các DN và các đối tượng bị thiệt hại khác, bao gồm cả EVN có quyền khiếu kiện yêu cầu đơn vị quản lý, giao công việc cho người tài xế đã gây vụ mất điện phải bồi thường cho mình và đơn vị này sau khi thực hiện việc bồi thường thì có quyền yêu cầu người tài xế bồi hoàn một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
(Theo TNO)