Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 999/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo,ủtướngphâncôngsoạnthảocácdựánluậthứ hạng của colo colo thời hạn trình các dự ánluật, dự thảo nghị quyết được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Cụ thể, Thủ tướng phân công Bộ Công an chủ trì soạn thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 7/2020; Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 7/2020; Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trình Chính phủ vào tháng 8/2020.
Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Nội chủ trì soạn thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 4/2021; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo Luật điện ảnh (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 4/2021; Thanh tra Chính phủ chủ trì soạn thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 5/2021; Bộ Tài chínhchủ trì soạn thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 5/2021; Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trình Chính phủ vào tháng 6/2021; Bộ Công an chủ trì soạn thảo Luật Cảnh sát cơ động, trình Chính phủ vào tháng 6/2021.
Thủ tướng yêu cầu các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 chuyển tiếp sang Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, tiếp tục thực hiện theo phân công tại Quyết định số 842/QĐ-TTg ngày 8/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Đối với các dự án luật, pháp lệnh đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa được trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua (Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), giao Bộ Y tế; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Về các vấn đề xã hội, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án, báo cáo lại Chính phủ trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án luật không đúng thời hạn
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, dự thảo nghị quyết được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, coi việc hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Trong đó, cần khẩn trương thành lập Ban soạn thảo; tập trung thời gian, nguồn lực để soạn thảo luật, pháp lệnh trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đúng nội dung, hình thức, bảo đảm chất lượng, tiến độ khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gửi đến các cơ quan của Quốc hội theo đúng quy định; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh đến cơ quan thẩm định hoặc trình Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội không đúng thời hạn.
Trong quá trình soạn thảo, nếu phát sinh chính sách mới cần bổ sung vào dự án luật, pháp lệnh thì cần thực hiện đánh giá tác động và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, cần dự kiến rõ những nội dung cần giao quy định chi tiết tại các điều, khoản, điểm của dự án luật, pháp lệnh; kiến nghị phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết; chủ trì hoặc chủ động phối hợp chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết sau khi Chính phủ quyết định trình dự án luật, pháp lệnh.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định kịp thời, đúng thời hạn các dự án đầy đủ hồ sơ; đối với các dự án luật, pháp lệnh không đủ hồ sơ, nội dung các tài liệu không đầy đủ, không bảo đảm chất lượng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trả lại hồ sơ hoặc thể hiện rõ trong báo cáo thẩm định quan điểm không đủ điều kiện trình Chính phủ; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
Bộ Tư pháp công khai tình hình các cơ quan chủ trì soạn thảo chưa bảo đảm tiến độ trình các dự án luật, pháp lệnh đã được xác định tại Nghị quyết số 106/2020/QH14 của Quốc hội và Quyết định này trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tư pháp; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật bảo đảm có sự gắn kết, sắp xếp hợp lý giữa các dự án luật, pháp lệnh đưa vào các phiên họp thường kỳ và các phiên họp chuyên đề của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.