【số liệu thống kê về f.c. porto gặp famalicão】Kho bạc Mỹ chỉ còn 88 tỷ USD để thực hiện các biện pháp trong giới hạn nợ

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:04:13
Mỹ sẽ vỡ nợ ngay sau ngày 1/6/2023 nếu không tăng trần nợ

Con số này giảm so với khoảng 110 tỷ USD Bộ Tài chính Mỹ công bố một tuần trước,ạcMỹchỉcòntỷUSDđểthựchiệncácbiệnpháptronggiớihạnnợsố liệu thống kê về f.c. porto gặp famalicão điều đó có nghĩa là chỉ còn hơn một phần tư trong tổng số 333 tỷ USD có sẵn Kho bạc được uỷ quyền để thực hiện các biện pháp giữ cho chính phủ Mỹ không bị cạn kiệt khả năng chi tiêu trong giới hạn nợ theo luật định.

Các biện pháp này là một tập hợp các “mánh khoé” kế toán khác nhau, cho phép chính quyền tiếp tục phát hành trái phiếu, mặc dù đã vượt quá mức trần vay 31,4 nghìn tỷ USD do Quốc hội Mỹ áp đặt.

Kho bạc Mỹ chỉ còn 88 tỷ USD để thực hiện các biện pháp trong giới hạn nợ

Tòa nhà Bộ Tài chính ở Washington, DC. Ảnh: Bloomberg

Đầu tháng này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, chính phủ Mỹ có nguy cơ cạn kiệt ngân sách ngay sau ngày 1/6 tới và thị trường trái phiếu chính phủ chuyển sang định giá theo mức bù mặc định đối với chứng khoán đáo hạn vào khoảng thời gian đó. Chi phí bảo đảm các khoản nợ của Mỹ đối với việc không thanh toán cũng tăng vọt.

Một cuộc gặp mặt trực tiếp trong tuần này giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy về tình trạng bế tắc trần nợ đã đạt được rất ít kết quả, nhưng các cuộc đàm phán giữa các cơ quan bên dưới vẫn đang diễn ra và các nhà lãnh đạo dự kiến ​​sẽ gặp lại nhau vào tuần tới.

Theo luật của Mỹ, trần nợ công hay giới hạn nợ là mức trần pháp lý về số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay. Mỗi khi khối nợ của chính phủ Mỹ đạt đến mức trần, việc tăng trần nợ công sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội, và cần phải đạt được sự ủng hộ của cả Thượng viện và Hạ viện.

Trong diễn biến liên quan, ngày 13/5, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng Trung ương G7 đang diễn ra tại Nhật Bản, Bộ trưởng Janet Yellen cho biết, cuộc tranh luận về việc nâng trần nợ của Mỹ là "khó khăn hơn" so với trước đây. Tuy nhiên, bà vẫn hy vọng có thể tìm ra một giải pháp để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ lần đầu tiên của Mỹ.

Yellen nói trong một cuộc phỏng vấn bên lề cuộc họp của Nhóm G7, bà hy vọng sẽ cập nhật cho Quốc hội Mỹ trong vòng vài tuần tới về thời điểm chính xác Bộ Tài chính sẽ hết tiền để thanh toán các hóa đơn của chính phủ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Quốc hội đồng ý tăng mức trần 31,4 nghìn tỷ USD cho khoản vay liên bang để ngăn chặn "thảm họa kinh tế và tài chính" sẽ xảy ra nếu nước Mỹ vỡ nợ.

Bên lề hội nghị G7, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cũng nói với các phóng viên rằng, bế tắc trần nợ tại Mỹ đặt ra mối đe dọa "rất nghiêm trọng" đối với nền kinh tế toàn cầu.

"Sẽ là một thảm họa nếu nước Mỹ bị tụt dốc GDP do không đạt được thỏa thuận về trần nợ" - ông Hunt nói bên lề các cuộc họp G7.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, một đảng viên Đảng Dân chủ khẳng định, Quốc hội có nghĩa vụ theo hiến pháp là tăng giới hạn mà không cần điều kiện để tài trợ cho các khoản chi tiêu đã được phê duyệt trước đó. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa, những người kiểm soát Hạ viện, muốn ông Biden đồng ý cắt giảm ngân sách sâu hơn để đảm bảo thỏa thuận của họ.

Kho bạc Mỹ chỉ còn 88 tỷ USD để thực hiện các biện pháp trong giới hạn nợ

Bộ trưởng Janet Yellen (phải) phát biểu trong cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 ở Niigata vào ngày 13/5/2023. Ảnh: Reuters

Không giống như hầu hết các nước phát triển, Mỹ đặt ra mức trần về số tiền có thể vay, do chính phủ chi tiêu nhiều hơn số tiền thu vào, nên các nhà lập pháp phải định kỳ tăng mức trần đó.

Bà Yellen cho biết, bế tắc lớn đầu tiên về trần nợ kể từ năm 2011 phản ánh sự phân cực kéo dài của Mỹ sau nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump.

Kể từ năm 1960 tới nay, Quốc hội Mỹ đã có 78 lần nâng trần nợ, trong đó, phần lớn diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, đặc biệt là những năm gần đây, cuộc đàm phán nâng trần nợ đã trở thành một chu kỳ nguy hiểm, gây tranh cãi tại Washington, khi các thành viên của cả hai đảng đều "vũ khí hóa" vấn đề này.

Hồi năm 2011, nước Mỹ đã tiến sát bờ vực vỡ nợ trước khi cựu Tổng thống Barack Obama chấp nhận đề xuất cắt giảm chi tiêu của phe Cộng hòa.

“Đó chắc chắn không phải là điều tích cực đối với các mối quan hệ, vị thế và uy tín trên thế giới” - bà nói. "Có thể lần này khó khăn hơn, nhưng tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ tìm ra giải pháp".

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho biết, một dấu hiệu tích cực khi "hầu hết mọi người" tại một cuộc họp do Tổng thống Biden tổ chức với các nhà lãnh đạo Quốc hội tuần trước đã đồng thuận khi cho rằng, việc Mỹ vỡ nợ là không thể chấp nhận được.

Bà Yellen lập luận không có lựa chọn tốt nào để ưu tiên các khoản thanh toán trong trường hợp vỡ nợ, nhưng thừa nhận về mặt kỹ thuật, có thể xử lý chúng vào một ngày nào đó khi có đủ ngân sách, dẫn đến một kiểu vỡ nợ luân phiên. Các khoản thanh toán gốc và lãi khi đó sẽ được xử lý riêng.

Trong một báo cáo tuần này, Trung tâm Chính sách lưỡng đảng của Mỹ cho biết, một số quan chức Bộ Tài chính đã xem cách tiếp cận này là hợp lý nhất và ít gây hại nhất như đã từng tiến hành trong cuộc đình công năm 2011, khi nước Mỹ đã tiến sát bờ vực vỡ nợ.

"Chúng ta không nên nói về điều đó" - bà Yellen nói. "Chúng ta nên nói về việc tăng trần nợ. Mọi kế hoạch đều có nhược điểm nghiêm trọng" - bà Yellen cảnh báo./.

顶: 7踩: 77677