Phối hợp thu ngân sách nhà nước: Góp phần thực hiện Chính phủ điện tử | |
Làm sao để người dân,ảicáchhànhchínhChínhphủđiệntửtiếtkiệmtỷđồngnăgiải vô địch albania doanh nghiệp tham gia tích cực hơn trong các dịch vụ công trực tuyến? | |
Việt Nam nỗ lực hướng tới xây dựng Chính phủ số |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. |
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội chiều nay 6/11, đại biểu (ĐB) Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đặt câu hỏi đến Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng về cải cách hành chính.
Vị này đặt vấn đề, tời gian qua, việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính. Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri, tại một số bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho biết VPCP tham mưu giải pháp nào cho Chính phủ trong việc tiếp tục được cải thiện, đổi mới cơ chế này?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.
Đến nay, tỷ lệ nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương bị quá hạn thực hiện đã giảm từ khoảng 25% tổng số nhiệm vụ (thời điểm đầu nhiệm kỳ) xuống chỉ còn khoảng 1,8% hiện nay.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin thêm, đầu năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đến nay 100% các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc kiện toàn mộ phận một cửa các cấp để giải quyết thủ tục hành chính. Trong đó, 58/63 địa phương thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh.
Đặc biệt, có địa phương đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức “5 tại chỗ” như Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Nhiều địa phương đã gắn kết chặt chẽ giữa việc thiết lập một cửa “vật lý” và một cửa điện tử để tạo thuận lợi cho người thực hiện như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Dương…
Nhiều Bộ, cơ quan tiên phong như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bảo hiểm xã hội, Tập đoàn Điện lực…
"Tuy nhiên, đúng như nhận định của ĐB Quốc hội, việc giải quyết thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là tình trạng chậm - muộn, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính. Người thực hiện phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan và chờ đợi rất lâu mà không biết kết quả giải quyết ra sao. Đây cũng chỉ là hiện tượng cá biệt xảy ra ở một số ít cơ quan, là con sâu làm rầu nồi canh”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu trên được Bộ trưởng chỉ rõ, bên cạnh là do yếu tố con người còn có các yếu tố khác. Cụ thể như việc tổ chức bộ phận một cửa hiện nay tại vẫn còn phân tán, gắn liền với địa giới hành chính.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính còn hạn chế, phổ biến nhất là tình trạng các phần mềm chuyên ngành, ngành dọc không kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của địa phương.
Bên cạnh đó, nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, các đơn vị chưa thực sự quan tâm đến việc đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử...
Trả lời câu hỏi của ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) về điểm nhấn trong cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử trong nhiệm kỳ này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nêu 2 điểm nổi bật.
Thứ nhất là, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành. Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành đã được cắt giảm, đơn giản hóa.
"Theo cách tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm", Bộ trưởng cho hay.
Thứ hai là, xây dựng Chính phủ điện tử, trục liên thông văn bản quốc gia. Từ ngày 12/3/2019 đến nay, đã có hơn 3,5 triệu văn bản điện tử, gửi nhận qua trục, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng.
Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ vận hành từ ngày 24/6/2019 đến nay đã phục vụ 23 phiên họp Chính phủ và hơn 561 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, giúp thay thế hơn 210 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy, tiết kiệm 169 tỷ đồng mỗi năm.
Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khai trương ngày 19/8/2020 là hạ tầng số thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số phù hợp theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia. Đến nay, hệ thống đã kết nối 30 bộ, cơ quan với 20 chế độ báo cáo và 106/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh từ ngày 9/12/2019. Sau gần 11 tháng triển khai, đã có hơn 85 triệu lượt truy cập, 25 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái…
"Tổng cộng, từ cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, con số tiết kiệm khoảng 14.000 tỷ đồng mỗi năm", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.