当前位置:首页 > Thể thao

【lịch thi đấu giải laliga】Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Huế trong “đường về Thăng Long”

Bìa sách “Đường về Thăng Long”

“Đường về Thăng Long” (ĐVTL),ĐạitướngVõNguyênGiápvớiHuếtrongđườngvềThălịch thi đấu giải laliga dày gần 600 trang khổ lớn, với nhân vật chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có rất nhiều trang tái hiện các sự kiện và những tên tuổi gắn với lịch sử đất nước. NTQ chọn “trọng tâm” miêu tả là thời đoạn năm 1946, mở đầu là chuyến đi của Võ Nguyên Giáp vào các tỉnh phía Nam theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, để chuẩn bị đối phó với mưu đồ tái chiếm nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, bạn đọc được “chứng kiến” những cuộc gặp gỡ giữa Võ Nguyên Giáp với các nhà lãnh đạo, các trí thức hàng đầu ở Huế thời đó. Hơn thế, qua những trang “hồi cố”, 7 năm tuổi trẻ Võ Nguyên Giáp được tái hiện, bạn đọc hiểu thêm môi trường giáo dục, phong trào đấu tranh cách mạng của Huế đã góp phần không nhỏ đào luyện nên vị danh tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đội “Việt Nam Tuyên truyền  Giải phóng quân” được thành lập tại rừng Việt Bắc tròn 75 năm trước.

“Xe của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp vào Huế khi chiều đông đã xế… Anh nói với các cộng sự mà cũng như nói với chính mình:

- Hai mươi mốt năm trước, mình đã học ở đây, rồi ở lại hoạt động hơn bảy năm trời”.

Tác giả đã miêu tả giờ phút đầu tiên Võ Nguyên Giáp trở lại Huế vào một ngày tháng 1/1946 như thế. Chiếc xe đã dừng lại trước cổng Trường Quốc Học, lúc đó quân Tàu Tưởng đang tạm trú, nhưng bao kỷ niệm cũ ào ạt sống lại trong tâm trí Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “…Gương mặt Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Thúc Hào… thầy Võ Liêm Sơn, thầy Lê Thước, các thầy người Pháp… vẫn như hiển hiện trước mắt anh. Lần đầu tiên ở đó, anh được biết đến ba chữ: Tự do, bình đẳng, bác ái…”.

Cũng chính ở đây, lần đầu tiên Võ Nguyên Giáp trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ danh dự Tổ quốc khi cùng các bạn học bãi khóa quyết liệt để phản đối viên giám thị vu cáo anh Nguyễn Chí Diểu cóp-pi và dám miệt thị “Đồ An Nam bẩn thỉu”… Lần này, về lại “chốn xưa”, anh Nguyễn Chí Diểu đã mất, nhưng sau buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở Huế, Võ Nguyên Giáp nói với Hải Triều Nguyễn Khoa Văn:

“ - Chúng mình đi dạo một lúc được không?

- Được chớ! Chỉ sợ đồng chí Bộ trưởng mệt thôi.

Giáp nhìn vào mắt Hải Triều:

 - Đừng gọi mình như thế. Chính phủ giao thì mình phải làm. Với Giáp, Nguyễn Khoa Văn bao giờ cũng là người anh thân thiết, người bạn chí tình - người đưa Giáp đến với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc để Giáp có được ngày nay.

Hải Triều chợt nhớ: Ngày ấy, tháng Ba năm 1927, mình đã gọi Giáp và Diểu đến nhà cho đọc Le Procès de la Calonisation Francaise (Bản án chế độ thực dân Pháp) của Nguyễn Ái Quốc. Cậu ấy vẫn nhớ điều đó.

- Chúng mình đi đâu? Hải Triều hỏi.

- Ra bờ sông. Bao năm rồi mình không được ngắm sông Hương...”

Với Huế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ nhung đâu chỉ vì vẻ đẹp núi Ngự sông Hương mà là nơi tích tụ những dấu ấn lịch sử, những tấm gương bất khuất có khả năng bồi đắp tinh thần yêu nước của bao thế hệ. Cũng trong buổi “đi dạo” cùng Hải Triều đêm ấy, cả hai cùng nhắc nhớ lại lần lên thăm cụ Phan trên dốc Bến Ngự buổi sáng xuân Đinh Mão 1927.

Trong buổi gặp gỡ ấy, Võ Nguyên Giáp lúc đó còn là cậu học trò Quốc Học Huế mang tên Võ Giáp, được nghe cụ Phan đọc bài thơ chúc Tết thanh niên: “Trời đã mới người càng nên đổi mới/Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội/Ghé vai vào xốc vác cựu giang sơn…”

Với tinh thần ấy, Võ Nguyên Giáp  cùng nhiều bạn trẻ thời ấy đã tham gia nhiều hoạt động yêu nước và đã bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ. Ở đây, chàng trai trẻ Võ Nguyên Giáp đã gặp lại cô nữ sinh Đồng Khánh Nguyễn Thị Quang Thái (*). Và như thế, Huế còn là nơi ươm trồng mối tình đầu đẹp đẽ của ông.

Mùa xuân năm 1946, trên đường trở lại Hà Nội, sau khi vào tận mặt trận ác liệt Nam Trung bộ, Võ Nguyên Giáp  đã ở lại Huế hai ngày tiếp tục làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thăm thầy Đào Duy Anh, đến gặp cụ Huỳnh Thúc Kháng chuyển lời Hồ Chủ tịch mời Cụ ra Hà Nội, gặp gỡ nói chuyện với đồng bào và trí thức Huế...

***

Sau chuyến đi mùa xuân năm ấy, Võ Nguyên Giáp trở lại Hà Nội, cùng với các thành viên chính phủ Cụ Hồ, vừa kiên quyết, vừa khôn khéo đối phó với thủ đoạn của thực dân Pháp cùng những âm mưu giành thế lực của các đảng phái khác… NTQ đã dành cả phần 2 ĐVTL tái hiện giai đoạn này cho đến khi Trung đoàn Thủ đô buộc phải tạm rời Hà Nội để rồi 8 năm sau làm nên chiến thắng “Điện Biên chấn động địa cầu”…

Những điều đó nhiều sách báo đã viết. Độc giả sẽ thú vị với ĐVTL vì NTQ không viết nhiều về những điều bạn đọc đã biết mà muốn góp phần lý giải một vấn đề mà các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặt ra: “Con đường nào đã đưa một thầy giáo Trường Thăng Long trở thành danh tướng không chỉ của Việt Nam?” Đọc ĐVTL, chúng ta nhận ra những năm tháng Võ Nguyên Giáp ở Huế là “nền móng” - ít ra cũng đã góp những “viên đá tảng” làm nên “con đường” vẻ vang đó!

(*) Nguyễn Thị Quang Thái là em ruột nhà cách mạng tiền bối Nguyễn Thị Minh Khai. Sau khi rời Huế, bà tiếp tục hoạt động cách mạng, bị bắt ở Hà Nội, bị giam ở nhà tù Hỏa Lò và mất năm 1944, do bị tra tấn rồi đau ốm. Lúc đó, Võ Nguyên Giáp đang trên đường sang Quảng Tây gặp Nguyễn Ái Quốc. Bà và Võ Nguyên Giáp có con gái là PGS. Võ Hồng Anh.

Bài, ảnh: NGUYỄN KHẮC PHÊ

(Đọc tiểu thuyết lịch sử “Đường về Thăng Long” của Nguyễn Thế Quang – NXB Tổng hợp TPHCM, 2019)

 

分享到: