【ban xep han duc】Xét xử Vạn Thịnh Phát: Bị yêu cầu cung cấp số nợ trước khi hợp nhất, SCB từ chối
Viện kiểm sát đề nghị SCB cung cấp thông tin về nợ trước hợp nhất,étxửVạnThịnhPhátBịyêucầucungcấpsốnợtrướckhihợpnhấtSCBtừchốban xep han duc dư nợ hiện tại, khoản vay đảo nợ và số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan rút, nhưng SCB từ chối.
Ngày 21/11, phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo khác ở giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với bào chữa của các luật sư (LS) cho các bị cáo trong nhóm cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước.
Trong quá trình các luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã yêu cầu Ngân hàng SCB cung cấp thông tin để làm rõ một số vấn đề.
Cụ thể, cơ quan này đề nghị SCB cung cấp thông tin về: Tổng số nợ của SCB trước thời điểm hợp nhất 3 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP): Đệ Nhất, Sài Gòn và Việt Nam Tín Nghĩa; tổng số tiền ngân hàng cho rằng dư nợ thì có bao nhiêu tiền vay để đảo nợ, bao nhiêu tiền bị cáo Lan rút ra…
Trước yêu cầu trên, đại diện SCB cam kết sẽ cung cấp thông tin bằng văn bản.
Ngoài ra, trong phần bào chữa cho các bị cáo, các luật sư cũng đề nghị SCB cung cấp thêm một số tài liệu liên quan đến các khoản vay tại ngân hàng và những vấn đề khác. Đề nghị này đã được chủ tọa phiên tòa đồng ý.
Tuy nhiên, vào chiều cùng ngày, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại SCB bất ngờ từ chối cung cấp các tài liệu theo yêu cầu của Viện kiểm sát và các luật sư.
“Tất cả đã được xác định trong hồ sơ. Các bị cáo kháng cáo liên quan đến quyền lợi của mình thì chỉ cần sử dụng tài liệu đã có trong hồ sơ", vị luật sư trình bày.
Theo nội dung vụ án, từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan thâu tóm, nắm giữ từ 85 - 91,5% cổ phần SCB. Từ đó, bị can trở thành cổ đông có "quyền lực" chỉ đạo, điều hành, thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đồng phạm bị cáo buộc đã thực hiện chuỗi hành vi gồm: tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại SCB; thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan; thành lập, sử dụng hàng nghìn công ty "ma", thuê nhiều cá nhân; câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm.
Bên cạnh đó, Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ SCB; lập phương án rút tiền, "cắt đứt" dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.
Từ đó, Trương Mỹ Lan và đồng phạm, với những vị trí, vai trò khác nhau, thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của Ngân hàng, hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước.
Trong đó, VKSND tối cao xác định nhiều hành vi được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.