Chọn những trái xoài to, hbong truc tuyến chín mọng vừa hái từ trên cây xuống tiếp khách, ông Thơ kể cho chúng tôi nghe về sự vất vả của người làm vườn, nhất là việc trồng và ghép xoài Úc. Tuy gia đình ông chỉ có 3 ha nhưng để có được vườn xoài đậu trái và đạt năng suất cao thì hầu như ngày nào vợ chồng ông cũng phải có mặt tại vườn. Sau hàng chục năm trồng, đi học cách lai ghép, bón phân, chăm sóc, đến nay gia đình ông đã thu trái ngọt. Lúc đầu ông trồng xoài cát Hòa Lộc nhưng phải chọn và trồng được những cây cao to, không sâu bệnh, sau đó mời thợ từ Nha Trang vào ghép cành xoài Úc cho cây xoài cát Hòa Lộc trong vườn. Ông Thơ cho biết, việc ghép cành phải thuê thợ chuyên nghiệp ở Nha Trang vào, tiền công ghép mỗi cành 2.000 đồng. Ông cũng tự ghép được nhưng một mình làm không xuể, mỗi ngày chỉ ghép được vài chục cành nên phải thuê người ghép đồng loạt mới bảo đảm thời vụ. Những cành xoài Úc được ghép trên cây xoài cát Hòa Lộc, do đó cùng một cây cho ra 2 loại trái. Khi trái xoài lớn trông rất độc đáo và lạ mắt với những ai đến thăm vườn nhà ông Thơ. Mỗi trái xoài Úc nặng trung bình khoảng 800g đến 1kg. Khi trái lớn và gần chín có màu hơi ửng đỏ gần cuống. Xoài Úc có thể ăn sống và ăn chín đều rất ngon. Trái xoài chín có màu vàng hấp dẫn, vị chua ngọt, mùi thơm rất đặc biệt, nhiều người ưa thích và được xem là loại trái cây quý.
Ông Trần Văn Thơ chăm sóc vườn xoài
Việc lai ghép và tạo được vườn xoài Úc của ông Thơ là một trong những mô hình khá hiệu quả của nông dân và huyện cũng đang chỉ đạo Hội Nông dân khảo sát, nghiên cứu. Nếu thấy thuận lợi và hiệu quả có thể nhân rộng trong các cấp hội nông dân xã Lộc Hưng. Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Lộc Ninh Nguyễn Tiến Cường cho biết |
Xoài Úc du nhập vào Khánh Hòa từ năm 2003 và đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Nhiều nhà vườn ở tỉnh này có thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng từ vườn xoài Úc. Đến nay, nông dân tỉnh Khánh Hòa đã trồng đại trà và được nhân rộng ra các tỉnh miền đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Phước... Kỹ thuật trồng xoài áp dụng theo quy trình của Úc. Công đoạn thu hoạch, bao gói cũng phải thực hiện đúng nguyên tắc, nhằm đảm bảo xoài thương phẩm không bị đốm đen, ruồi đục trái và nhiễm bệnh. Tại Bình Phước hiện chỉ có duy nhất vườn xoài của gia đình ông Thơ ở xã Lộc Hưng là hộ trồng và ghép được loại xoài Úc, đồng thời thu hoạch, chọn trái bảo đảm quy trình kỹ thuật. Để có trái xoài Úc bán đúng dịp tết Nguyên đán, ông Thơ phải dùng nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm trong chăm sóc vườn xoài. Sau khi ghép cành, hằng ngày vợ chồng ông đều ăn ở, sống cùng vườn xoài để theo dõi, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, nhất là thời điểm xoài ra hoa, đậu trái và thu hoạch. Khi được hỏi vì sao không làm vườn ươm để ghép cây xoài Úc bán cho nhà nông trong vùng, ông Thơ cho biết, hiện người dân ở đây cũng chưa ai “mặn mà” với cây xoài Úc. Nếu có người đặt, ông sẵn sàng nhân giống cho họ.
Những năm gần đây, nhiều loại trái cây ở Bình Phước đã và đang từng bước có tiếng và “chỗ đứng” trên thị trường. Với gần chục ngàn héc ta cây ăn trái, nông dân trong tỉnh đã và đang tạo sản phẩm trái cây có chất lượng cao, cho thu nhập kinh tế gia đình ổn định. Những vườn cây như xoài Úc của gia đình ông Thơ chỉ mới là mô hình mang tính tự phát hoặc ở dạng thí điểm, chưa thể nhân rộng bởi nó cũng không dễ làm, công đầu tư chăm sóc lớn. Tuy vậy, trong chiến lược hoạch định phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, đối với sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc sản cần được quan tâm khuyến khích để nông dân có vốn sẽ đầu tư làm giàu trên diện tích đất vườn của mình.
Hà Thanh