Empire777Empire777

【bxh vdqg bulgaria】Vốn tín dụng chiếm đa số trong các dự án BOT

BT

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa phát biểu tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8.

Đây là thông tin được nêu trong báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách,ốntíndụngchiếmđasốtrongcácdựábxh vdqg bulgaria pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), tại phiên họp giám sát chuyên đề về nội dung này của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Vốn BOT giao thông chủ yếu từ ngân hàng

Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2011 - 2016, Bộ Giao thông vận tải đã huy động được khoảng 171.308 tỷ đồng, trong đó vốn BOT là 154.481 tỷ đồng/59 dự án, chiếm khoảng 90,2% (các dự án đường bộ 169.813 tỷ đồng/57 dự án). Đến nay, đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 55 dự án BOT với tổng mức đầu tư 137.819 tỷ đồng (toàn bộ là lĩnh vực đường bộ).

Trong số vốn cho các dự án, chủ yếu là nguồn vốn từ ngân hàng. Tính đến ngày 31/12/2016 có 20 tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT (xây dựng - chuyển giao) giao thông với tổng hạn mức cấp tín dụng là 163.097 tỷ đồng.

Tổng số dư cấp tín dụng là 84.235 tỷ đồng (chiếm 67,48% dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực giao thông), chiếm 1,58% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, tăng 17,31% so với cuối năm 2015 và thấp hơn 1,08 phần trăm so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (18,39%).

Hầu hết các khoản tín dụng đều thuộc nhóm 1; nợ nhóm 2 là 23,44 tỷ đồng, nợ xấu chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 2,6 tỷ đồng (khoảng 0,003%).

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đến nay có 54 dự án BOT, BT đã có giá trị thỏa thuận quyết toán toàn bộ hoặc một phần. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã đàm phán ký được 26 phụ lục hợp đồng dự án (23 dự án BOT, 3 dự án BT). Trong 23 dự án BOT có 18 dự án giảm thời gian thu giá và 5 dự án tăng thời gian thu giá, đối với 25 dự án đã được quyết toán một phần, Chính phủ đã có chỉ đạo tại theo hướng ưu tiên giảm giá hơn thời gian thu phí.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội được xem xét cụ thể đối với từng dự án ngay từ bước lập dự án đầu tư theo hình thức BOT. Kết quả tính toán của các tư vấn nói chung cho thấy, lợi ích kinh tế - xã hội do dự án mang lại là rất lớn, khi các dự án đưa vào khai thác sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành khai thác (giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu, khấu hao phương tiện, tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hoá, thời gian đi lại hành khách...) so với khi công trình chưa được đầu tư nâng cấp.

Đa số dự án thực hiện theo hình thức chỉ định thầu

Tuy nhiên, do đây là hình thức đầu tư mới mẻ, trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư này chưa hoàn thiện nên thực tiễn triển khai đã xảy ra nhiều bất cập, hạn chế, gây một số bức xúc cho người dân.

Cụ thể như, một số công trình sau khi đưa vào khai thác có một số khiếm khuyết về chất lượng như hằn lún vệt bánh xe, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. Một số dự án do tính chất cấp bách, để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng nên quá trình thực hiện trình tự thủ tục đầu tư chưa thực sự chặt chẽ.

Có một số trạm thu phí, mặc dù đã được các cơ quan nhà nước và địa phương thực hiện đúng quy định pháp luật khi lập trạm, nhưng sau khi đưa vào hoạt động vẫn còn có những phản ứng trái chiều của người dân về khoảng cách giữa các trạm thu phí trên cùng tuyến đường hoặc vị trí đặt trạm chưa hợp lý.

Còn có ý kiến cho rằng việc quản lý nguồn thu của các trạm thu phí chưa hiệu quả, có hiện tượng gian lận trong thu phí. Chỉ kêu gọi được nhà đầu tư trong nước với nguồn lực hạn chế mà chưa kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài và nguồn vốn tín dụng nước ngoài.

Khung pháp lý điều chỉnh hình thức đầu tư này chưa hoàn thiện, một số chế độ chính sách còn có cách hiểu khác nhau giữa các bộ, ngành (phụ cấp không ổn định sản xuất, phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật,..).

Bên cạnh đó, trong thời gian qua các dự án chủ yếu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, do yêu cầu cấp bách dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, hoặc đăng tải trên báo đầu thầu chỉ có 1 nhà đầu tư quan tâm (1 dự án đầu thầu; 48 dự án Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chỉ định thầu; 21 dự án đấu thầu chỉ có 1 nhà đầu tư). Tuy nhiên, việc chỉ định nhà đầu tư còn bất cập là chưa có tính cạnh tranh.

Hiện nay, có 88 trạm thu giá trên các tuyến quốc lộ, trong đó Bộ Giao thông vận tải quản lý 73 trạm thu giá (55 trạm đang thu, 18 trạm chưa thu thuộc các dự án đang đầu tư), UBND các tỉnh quản lý 15 trạm.

Trong tổng số 88 trạm thu giá trên các tuyến quốc lộ, có 10 trạm (chiếm 11%) có khoảng cách 60 - 70 km do địa hình vị trí đặt trạm đảm bảo 70 km không thuận lợi. Có 20 trạm (chiếm 23%) có khoảng cách < 60 km. 3 trạm nằm ngoài phạm vi dự án BOT chủ yếu thực hiện đầu tư trước năm 2011, do trước đây các trạm này thu phí nộp ngân sách.

H.Y

赞(55245)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【bxh vdqg bulgaria】Vốn tín dụng chiếm đa số trong các dự án BOT