【kết quả marinos】Đại biểu Quốc hội: Nhiều thạc sỹ đang phải chạy grab, xe ôm
时间:2025-01-10 09:16:43 出处:Thể thao阅读(143)
Vi phạm pháp luật khi đương nhiệm, cán bộ nghỉ hưu vẫn phải chịu hệ quả | |
TP.HCM: Tìm giải pháp thu hút nhân tài | |
Thu hút nhân tài sẽ tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp |
Các đại biểu tại phiên thảo luận ngày 24/10. |
Mông lung khái niệm "người có tài"
Trong bản giải trình, tiếp thu về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, người có tài năng nói chung là một khái niệm rất rộng. Tương ứng với mỗi ngành, lĩnh vực thì các tiêu chí và yêu cầu đối với người có tài năng là không giống nhau. Vì vậy, việc xây dựng một khái niệm chung về người có tài năng trong Luật này là khó khả thi.
Trong phạm vi của Luật Cán bộ, công chức, cơ quan thẩm tra xin Quốc hội cho bổ sung khái niệm “người có tài năng trong hoạt động công vụ” và quy định về chính sách trọng dụng, đãi ngộ; cơ quan có thẩm quyền quy định về khung chính sách, quyết định áp dụng chế độ, trọng dụng đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ để bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn.
Khái niệm được đưa ra trong dự thảo Luật là: “Người có tài năng trong hoạt động công vụ là cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn vượt trội, có đóng góp lớn, hiệu quả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lĩnh vực công tác mà ít người đạt được. Nhà nước có chính sách trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ...”.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều đại biểu Quốc hội nhận định khái niệm "người có tài năng" còn mông lung và khó khả thi.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng: Cần phân loại người tài theo từng lĩnh vực cụ thể, trong chính trị đó phải là người khởi xướng chính sách, trong điều hành phải tinh thông luật pháp để vận hành bộ máy; trong khoa học phải có phát minh sáng kiến, trong lao động phải lành nghề, có biệt tài làm ra sản phẩm đặc thù, trong văn hóa nghệ thuật có tác phẩm để lại cho muôn đời…
Một số ý kiến đề nghị bổ sung trong Luật khái niệm “người có tài năng”; làm rõ khái niệm “người có tài năng trong hoạt động công vụ”. Có ý kiến cho rằng không thể xây dựng khái niệm “người có tài năng” để áp dụng chung cho tất cả các ngành, nghề, địa phương. Có ý kiến đề nghị bổ sung một số nguyên tắc chung trong việc xác định cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng.
Nhiều nhân tài không đỗ được công chức
Bàn thêm về chính sách trọng dụng, đãi ngộ người tài, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho biết, thời gian qua, nhiều ngành, nhiều cấp đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút người có tài năng vào làm ở ngành, cấp mình, trong đó có cả xuất kinh phí đào tạo nhân lực từ các nước tiên tiến. Tuy nhiên, do chính sách hiện hành ràng buộc nên nhiều nhân tài được thu hút và nhiều du học sinh sau khi ra trường không thể làm việc được ở các cơ quan nhà nước do không đỗ kỳ thi công chức hoặc do các cơ quan phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ không còn vị trí việc làm để tuyển dụng. “Thực tiễn ấy làm lãng phí tiền của đào tạo, lãng phí chất xám, tuổi thanh xuân đang hừng hực muốn đóng góp cho xã hội” - đại biểu Cà Mau nhấn mạnh.
Từ thực tiễn trên, đại biểu Nguyễn Quốc Hận đề nghị nên học kinh nghiệm quản trị nhân lực của doanh nghiệp tư nhân để thể chế vào dự thảo Luật. Qua đó, khắc phục tình trạng “tư nhân tìm được nhân tài nhưng Nhà nước không tìm ra được người yếu kém”.
Ở góc độ khác, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, nếu thực hiện tốt chính sách thì sẽ thu hút được nhiều người có tài năng trong bộ máy thực thi công vụ của Nhà nước và chất lượng thực thi công vụ các cấp sẽ được nâng lên vì được thực hiện bởi những người có tài năng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số quy định pháp luật không đi vào cuộc sống, thể hiện trên giấy, không hoặc chậm triển khai trong thực tiễn; có quy định bị vận dụng không đúng gây bức xúc. Cũng theo đại biểu, dư luận xã hội phản ánh việc không tin vào việc người tài được trọng dụng, cho rằng muốn vào được bộ máy Nhà nước là phải có những thứ như tiền tệ, quan hệ, hậu duệ.... Do vậy, để thực hiện đúng bản chất việc trọng dụng người tài thì cần bổ sung cơ chế để phát hiện người có tài năng, cơ chế ràng buộc trách nhiệm với những người có trách nhiệm thực hiện chính sách trọng dụng người có tài năng, đồng thời, cần xử lý trách nhiệm việc không thực hiện chính sách.
Thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho biết, có rất nhiều tỉnh, thành phố trải thảm đỏ mời thạc sỹ, tiến sỹ làm việc cho địa phương mình. Có nhiều tỉnh, thành phố có chương trình đào tạo nhân tài ở nước ngoài, đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ.
"Nhưng có bao nhiêu phần trăm thạc sỹ, tiến sỹ đó thực sự đóng góp được cho địa phương đó?" - đại biểu đặt câu hỏi - "Thực tế, rất nhiều thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài về đang thất nghiệp, nhiều người chạy xe ôm, grab là thạc sỹ, tiến sỹ. Những người đó đào tạo tốt như vậy có phải là hiền tài hay không? Xin thưa là không. Người giỏi, người có khả năng, nhân tài muốn phát triển được cần có môi trường tốt. Muốn có hạt giống tốt phải gieo đất tốt mới đơm hoa kết trái, tạo mùa bội thu".
猜你喜欢
- Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- Hướng dẫn giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh có thực hiện đóng hàng
- Đề xuất thay đổi mức thuế suất nhóm vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm
- Hà Nội: Bé gái 9 tuổi bị 'yêu râu xanh' kéo vào vườn chuối xâm hại
- Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- VKSND Cấp cao đề nghị không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Vinasun
- Hỗn chiến ở quán nhậu 1 người chết ở Thái Nguyên
- Thi thể nữ sinh cạnh chuồng lợn ở Điện Biên: Cục Cảnh sát hình sự vào cuộc
- Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích