游客发表

【soi kèo venezuela】Vốn: “Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”

发帖时间:2025-01-11 06:10:17

von nguoi an khong het ke lan chang ra

Ngân hàng cần tạo điều kiện giúp DN vay vốn thuận lợi hơn. Ảnh: H.Dịu.

Lợi nhờ uy tín

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2015, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3-0,5%/năm so với cuối năm trước (lãi suất ngắn hạn giảm khoảng 0,3%/năm, lãi suất trung và dài hạn giảm khoảng 0,3-0,5%/năm), giúp hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tín dụng tăng khoảng 18% so với cuối năm 2014, dòng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ (nông nghiệp nông thôn, DN ứng dụng công nghệ cao...).

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả như miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tăng cường cho vay tín chấp, kéo dài thời hạn cho vay bằng ngoại tệ đối với một số nhu cầu vốn, cho vay thí điểm theo mô hình liên kết ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chương trình tín dụng liên kết 4 nhà trong xây dựng…

Ngân hàng Nhà nước đã triển khai chương trình kết nối ngân hàng - DN trên phạm vi toàn quốc. Tính đến cuối tháng 8-2015, tổng số tiền các ngân hàng cam kết hỗ trợ cho các DN ở các tỉnh, thành phố theo chương trình đã đạt trên 458.000 tỷ đồng.

Công ty TNHH chè Á châu (Asiatea) được thành lập từ năm 2004, mỗi năm, Công ty sản xuất từ chè búp tươi và tinh chế được trên 7.000 tấn chè XK, công suất có thể đạt trên 10.000 tấn/năm với 2 nhà máy sản xuất chè tại Phú Thọ và 1 nhà máy tại Hà Nội. Với cơ sở hạ tầng như vậy, ông Lã Hồng Quang, Giám đốc Asiatea chia sẻ, việc vay vốn ngân hàng của Công ty đã đi vào guồng quay thông suốt, được các ngân hàng săn đón và chăm sóc rất nhiệt tình do đã được xếp hạng "khách hàng bạc”.

Theo đó, hiện Asiatea đang vay vốn lưu động dưới dạng khế ước vay theo gói trong hợp đồng tín dụng. Nghĩa là DN sẽ ký một hạn mức tiền với ngân hàng trong khoảng 5-10 năm, mỗi khi có nhu cầu thì ngân hàng sẽ giải ngân từng phần, lúc này, ngoài hợp đồng hạn mức đã ký, DN sẽ phải ký thêm với ngân hàng hợp đồng, cam kết cho khế ước vay, thời hạn xoay vòng cho mỗi khế ước là 6 tháng, lãi suất ưu đãi 3,2%/năm đối với ngoại tệ.

Theo ông Quang, Asiatea đã tạo dựng được uy tín với khách hàng, lại là DN có sản xuất và XK nên ngân hàng khi giải ngân mỗi khế ước sẽ dùng chính số tiền ấy để trả cho khách hàng chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí XK… Với số lượng đơn hàng lớn, hàng tháng, Asiatea có thể ký vay lên tới hàng chục khế ước, mỗi khế ước lên tới vài tỷ đồng, quay vòng liên tục, giúp DN không lo thiếu chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, để đạt được cách vay thông suốt như này, Asiatea cũng đã phải trải qua khoảng thời gian đầu “làm quen” với các ngân hàng. Ông Quang cho hay, ban đầu, Ngân hàng cho DN vay theo đúng nguyên tắc với tài sản đảm bảo thế chấp tương đương, vì thế, DN vừa phải trình phương án kinh doanh, xây dựng nhà xưởng vừa dùng luôn cơ sở hạ tầng, hợp đồng bán hàng để thế chấp, xây dựng đến đâu, ngân hàng cho vay đến đấy với một đội ngũ theo dõi rất sát sao. Chỉ khi DN đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, dòng tiền mua bán ra vào đều đặn thì ngân hàng mới chấp nhận cho DN vay theo hình thức tín chấp như trên. Dù vậy, định kỳ trong năm, DN vẫn phải nộp báo cáo tài chính và cứ vài tháng, lại có người của ngân hàng xuống tận cơ sở nhà máy để kiểm tra, xem xét thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Với uy tín làm việc với ngân hàng như vậy nên dù vay ngắn hàng năm hay vay trung dài hạn, thậm chí khi gặp khó khăn về vốn khẩn cấp, DN chỉ cần lên ngân hàng trình bày, nộp hồ sơ, ngân hàng có thể đồng ý giải ngân ngay trong vòng 15 phút, thủ tục nhanh gọn. Bởi theo vị giám đốc của Asiatea, DN là đơn vị sản xuất kinh doanh thực sự, có nhà máy và mọi hoạt động mua bán đã thông qua ngân hàng nên họ nắm rõ được tình hình sức khỏe của DN, vì thế, mọi dịch vụ đều làm tốt và nhiệt tình để giữ chân DN, chưa kể đến lãi suất cho vay luôn ở mức ưu đãi nhất.

Tay trắng khó lập nghiệp

Trái ngược hoàn toàn với tình hình của DN trên, ông Hồ Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH XK Trái cây nhiệt đới cho biết, DN có sản xuất, có XK nhưng vẫn không thể vay được vốn ngân hàng vì không có tài sản đảm bảo. DN đã từng thử đi hỏi nhiều ngân hàng nhưng đều nhận được cái “lắc đầu”.

“DN mới thành lập hay mạnh khỏe cỡ nào mà không có tài sản đảm bảo thì ngân hàng cũng không cho vay. Các dịch vụ cho vay tín chấp, dùng hợp đồng hay dòng tiền mua bán để bảo đảm thì các ngân hàng chỉ nói cho vui mà thôi. DN cho khách hàng mua nợ lên đến hàng tỷ đồng, hóa đơn, chứng từ đầy đủ, mang hồ sơ ra ngân hàng chỉ xin vay 50-70% số tiền đó để tiếp tục sản xuất nhưng ngân hàng vẫn không tin. Vì thế, nếu cần tiền, DN có thể vay tín chấp tại các công ty tài chính nhưng lãi suất rất cao, lên tới trên dưới 15%/năm đối với tiền VND”, ông Hồ Văn Quang chia sẻ.

Nguyên nhân của tình trạng này, cả hai vị giám đốc đều cho rằng, ở Việt Nam, DN kinh doanh lừa đảo, chụp giật nhiều gây ra nợ xấu nhiều khiến ngân hàng e ngại. Thậm chí, có người thành lập DN, đi vay vốn ngân hàng nhưng lại dùng số tiền đó để găm giữ bất động sản, sau đó vỡ lở khiến ngân hàng thiệt hại khoản tiền lớn. Hơn nữa, cũng tùy loại hình DN mà ngân hàng có chế độ cho vay khác nhau, ưu đãi khác nhau, nếu là DN thương mại, không sản xuất hoặc DN sản xuất kinh doanh các mặt hàng không hấp dẫn, phương án chưa rõ ràng, chắc chắn thì độ tin cậy thấp hơn, ngân hàng sẽ nghi ngại, bắt chứng minh nhiều thứ. Riêng loại hình sản xuất, kinh doanh XK, tiền ra tiền về đều đặn thì các ngân hàng ưu ái hơn, nhưng đầu tiên, vẫn phải có tài sản đảm bảo, DN khó có thể “tay trắng lập nghiệp”.

Tuy nhiên, ông Hồ Văn Quang lại cho rằng, ngân hàng bắt DN khi vay phải có tài sản đảm bảo là cái nhìn “thiển cận, kém thông minh”, ngân hàng phải nhìn vào sức khỏe của DN, vào phương án kinh doanh cũng như dòng tiền lưu động của DN. Còn tài sản đảm bảo, ngân hàng vẫn có thể chịu rủi ro như khi bất động sản xuống giá, hoặc có trường hợp, DN thế chấp bằng kho hàng, nhưng chỉ là thế chấp trá hình, DN sau đó lại “rút ruột” kho hàng để bán dần thì giá trị của tài sản thế chấp cũng không còn.

Nhìn chung, câu chuyện vay vốn giữa ngân hàng với DN đã trở thành muôn thuở với nhiều vấn đề còn khúc mắc, không hài lòng về nhau từ nguyên nhân của cả hai phía. Điều này cần đến sự thay đổi tích cực hơn từ ngân hàng và DN, tạo điều kiện cho nhau cũng là cách thúc đẩy nhau cùng phát triển.

PGS.TS. Lê Thị Kim Nhung, Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại:

Tính đến năm 2014, nguồn vốn kinh doanh của các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam có 34,5% DN là vốn tự có, 51,8% từ vay ngân hàng và các nguồn chính thức khác, 13,7% từ nguồn vốn phi chính thức.

Về khả năng tiếp cận vốn: 37% DN vừa và nhỏ có tiếp cận hạn chế, 43% DN có tiếp cận hạn chế hoặc có khó khăn về tín dụng.

Nguyên nhân khó tiếp cận khoản vay ngân hàng: 40% DN gặp khó trong thanh toán với ngân hàng, 30% thiếu bảo lãnh, 16% do quy định Chính phủ phức tạp, 12% không mô tả được khả năng của DN, còn lại là các nguyên nhân khác.

Bà Phạm Thị Thu Hà, Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh 8-3 Hà Nội:

Vì cùng là hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại luôn tạo điều kiện để thu hút khách hàng DN, thậm chí mời gọi khách hàng vay vốn với nhiều điều kiện cho vay ưu đãi, lãi suất thấp, chế độ tốt. Tuy nhiên, đổi lại, để tạo sự an toàn cho cả đôi bên, DN cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn mà ngân hàng đặt ra.

Ông Doãn Anh Tuấn, Giám đốc phát triển kinh doanh DN vừa và nhỏ, Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank):

Để gia tăng khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng, các DN vừa và nhỏ cần tăng cường hệ thống thông tin dữ liệu, lựa chọn đúng ngân hàng, duy trì trao đổi thông tin giữa các bên liên quan. Bên cạnh đó, DN cần xác định rõ lượng vốn và chi phí vốn hợp lý để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, DN vừa và nhỏ sẽ tăng thêm uy tín hơn nếu trở thành đối tác, nhà cung ứng được lựa chọn bởi các DN, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

H.D (thực hiện)

    热门排行

    友情链接