您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết qua bong da truc tuyen】Luật Quy hoạch: Kỳ vọng xoá xung đột lợi ích giữa các ngành, địa phương 正文

【kết qua bong da truc tuyen】Luật Quy hoạch: Kỳ vọng xoá xung đột lợi ích giữa các ngành, địa phương

时间:2025-01-25 23:25:01 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông trình bày tại phiên họp. Ảnh: H.YQuy hoạch quá nhiều, kết qua bong da truc tuyen

ĐHĐ

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông trình bày tại phiên họp. Ảnh: H.Y

Quy hoạch quá nhiều,ậtQuyhoạchKỳvọngxoáxungđộtlợiíchgiữacácngànhđịaphươkết qua bong da truc tuyen chất lượng thấp, kém khả thi

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông trình bày tại phiên họp sáng 16/9, công tác quy hoạch thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây khó khăn trong điều hành phát triển kinh tế. Cụ thể như quy hoạch được lập quá nhiều nhưng chất lượng quy hoạch thấp, không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện và thiếu tính khả thi gây lãng phí nguồn lực của đất nước.

Đơn cử như thời kỳ 2001 - 2010 mới chỉ lập 3.114 quy hoạch, nhưng đến thời kỳ 2011 - 2020 đã lập 12.860/19.285 quy hoạch. Cũng trong giai đoạn 2011 - 2020, nhu cầu vốn đầu tư ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nằm trong các quy hoạch là khoảng 385 - 390 tỷ USD, trong khi thực tế khả năng huy động chỉ đạt khoảng 210 - 215 tỷ USD (khoảng 50%). Bên cạnh đó, công tác quy hoạch thiếu gắn kết, không thống nhất và còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch.

Chính vì vậy, việc ban hành Luật quy hoạch là cần thiết và cấp bách. Những quy định trong Luật sẽ tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương; tăng cường liên kết vùng, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng địa phương... Mặt khác, sẽ khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương; giải quyết các vấn đề xung đột lợi ích, xung đột mang tính liên ngành, xung đột giữa các địa phương.

Với những mục tiêu có tầm bao quát rộng, dự án Luật Quy hoạch đã phải trải qua 6 năm xây dựng với rất nhiều lần lấy ý kiến. Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về các phương án trong Luật Quy hoạch, kể cả ý kiến trong thành viên Chính phủ.

Một trong những điểm mới được quan tâm của dự án Luật là việc loại bỏ các quy hoạch sản phẩm ngành hiện đang thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương. Giải thích về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong nền kinh tế thị trường mà quy định cho người này được xuất khẩu gạo, người kia thì không là vô lý. Có chăng chỉ nên đặt ra điều kiện, bất cứ ai đủ điều kiện đều được tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo. Thậm chí, có cả việc quy hoạch cá tra, quy hoạch cá rô phi... cũng tương tự như vậy.

“Trong nền kinh tế thị trường nguồn lực không phải chỉ của nhà nước mà là của nhà đầu tư, tư nhân, thị trường không phải chỉ ở trong nước mà cả quốc tế, con cá tra không phải chỉ để cho thị trường trong nước mà cả thế giới. Chúng ta đặt ra quy hoạch mà không quản lý được, không định hướng được thì quy hoạch cũng không có giá trị gì. Vì vậy cần phải bỏ quy hoạch sản phẩm, bỏ rào cản với hoạt động sản xuất, là cớ gây ra tình trạng xin cho”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói.

Nhất trí cao với nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng quy hoạch sản phẩm không phù hợp với cơ chế thị trường, tạo ra kẽ hở, tiêu cực, cơ chế xin cho và không phù hợp thực tế. "Bây giờ thị trường cần bao nhiêu sản phẩm thì khi đó cung – cầu quyết định chứ không phải do ông kế hoạch đề ra năm nay sản xuất 10 tấn thóc hay 10 tấn tôm", Phó Chủ tịch Quốc hội nói. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, chủ trương này cũng nhận được sự đồng tình cao trong Thường trực Uỷ ban Kinh tế, cơ quan thẩm tra dự án Luật.

Nhiều bộ lo ngại ảnh hưởng đến quy hoạch chuyên ngành

Góp ý về nội dung quy định Quy hoạch tổng thể quốc gia, một số ý kiến chưa thống nhất bởi nội dung quy hoạch tại luật chuyên ngành sẽ bị xung đột. Chưa đồng tình với dự thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Minh Toàn cho rằng Luật Quy hoạch có tác động rất lớn đến ngành xây dựng bởi theo dự thảo này, quy hoạch xây dựng được quy định trong Luật Xây dựng sẽ bị bãi bỏ. Còn theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Nguyễn Phương Hoa, cần nghiên cứu lại nội dung về quy hoạch sử dụng đất theo dự thảo để tránh sự xung đột khi thực hiện với quy hoạch sử dụng đất đã có hiện tại.

Trưởng ban Dân vận Nguyễn Thanh Hải cũng băn khoăn về việc tập trung quyền quản lý nhà nước về quy hoạch cho một cơ quan là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc xoá bỏ các quy hoạch như quy hoạch sản phẩm, quy hoạch ngành làm mất đi vai trò quản lý nhà nước của các bộ chuyên ngành, do đó, bà Nguyễn Thanh Hải đề nghị phân tích rủi ro khi luật ra đời vì phá vỡ toàn bộ quy hoạch đã lập.

Bảo vệ quan điểm quy định theo hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia được lập theo phương pháp tích hợp, đa ngành, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ trước đến nay từng bộ, ngành đều dựa trên luật chuyên ngành có quy định rất chung là chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch về vấn đề này, vấn đề kia, dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn do không làm tích hợp. Cho rằng quy hoạch tổng thể quốc gia theo phương án tích hợp là vạch nối quan trọng còn thiếu giữa chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, khi triển khai sẽ lập hội đồng thẩm định (Bộ và cơ quan tư vấn độc lập) rà soát quy hoạch hiện hữu, từ đó giữ lại cái gì còn hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển, cái gì bất cập, chồng chéo thì bỏ.

“Chúng tôi xây dựng luật này không phải để kéo về cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhấn mạnh.

Cùng quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết Luật sẽ đưa vào danh mục quy hoạch ngành, đây là điểm đột phá để tránh tình trạng lạm phát quy hoạch. Việc có quá nhiều quy hoạch sẽ gây lãng phí nguồn lực một cách không cần thiết./.

H.Y