TheêngiaTrungQuốcdodựtrongcuộcchiếnchốngkhủngbốtóc thằng bờmo các nhà phân tích an ninh, sự kết nối gia tăng giữa lực lượng thánh chiến ở trong nước với các nhóm phiến quân ở nước ngoài là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh cần đóng vai trò lớn hơn trong nỗ lực quốc tế chống khủng bố.
Tuy nhiên, người đứng đầu Công ty Tình báo Bảo vệ Quốc tế tại London (hãng chuyên cung cấp các dịch vụ bảo vệ), ông Alex Bomberg cho rằng: “Trung Quốc đang do dự, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang mở rộng tại khu vực và đạt được chỗ đứng mạnh mẽ tại các nước như Philippines.”
Bắc Kinh không phải một thành viên trong liên quân do Mỹ đứng đầu chống lại IS và đã tránh hỗ trợ quân sự trực tiếp cho các cuộc không kích ở Syria.
Trung Quốc cũng từ chối lên án đồng minh thân cận Pakistan liên quan tới cáo buộc nước này có vai trò như là một nơi ẩn náu của mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và phiến quân Taliban.
Chuyên gia Bomberg cảnh báo cánh tiếp cận thụ động của Trung Quốc là nguy hiểm vì các nhóm khủng bố có thể “lợi dụng sự yếu đuối, ở các khu vực biên giới bị kiểm soát kém” và có tiềm năng mở rộng địa bàn hoạt động tới Trung Quốc.
Trong số các tổ chức đa phương mà Trung Quốc tham gia, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là kênh chính trong hợp tác chống khủng bố ở khu vực. Tuy nhiên, Giáo sư Michael Clarke của Đại học Quốc gia Australia cho rằng tổ chức này “không đạt được tiềm năng của mình” do phần lớn các thành viên từ chối đóng góp nguồn lực, thay vào đó, họ coi khối này chỉ là một diễn đàn chia sẻ thông tin.
Ông Clarke nhận định việc mở rộng SCO, gần đây với sự tham gia của Ấn Độ và Pakistan, cũng khiến các nỗ lực chống khủng bố của tổ chức này trở nên phức tạp./.