【kèo man city hôm nay】Net Zero: Chuyển đổi sang xe điện là 'mệnh lệnh' của cuộc sống
"Chuyển đổi sang xe xanh là mệnh lệnh của cuộc sống" Đây là nhận định của Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam,ểnđổisangxeđiệnlàmệnhlệnhcủacuộcsốkèo man city hôm nay nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường chia sẻ tại tọa đàm: "Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Câu chuyện không phải dễ hay khó", do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sáng 15/8. Theo ông Tùng, phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, xe máy chính là nguồn gây ô nhiễm không khí, nhất là ở các thành phố lớn. Lấy dẫn chứng như tại Hà Nội, với hơn 7 triệu xe máy và hơn 1 triệu ô tô như hiện nay, lượng khí thải carbon từ các phương tiện này rất lớn, có thể chiếm 30-40% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Đáng quan ngại hơn, số lượng phương tiện giao thông sử dụng động cơ đốt trong không ngừng tăng lên và "già đi", khiến mục tiêu theo cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam gặp khó. Do vậy, theo vị chuyên gia này, việc chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng động cơ đốt trong sang các loại phương tiện xanh như xe điện, xe sử dụng nhiên liệu hydro,... không chỉ là vấn đề tất yếu mà còn là "mệnh lệnh" từ cuộc sống, không thể làm khác được. Bởi, nếu không chuyển đổi giao thông xanh, ô nhiễm môi trường tiếp tục gây nguy hại đến con người, như vậy sẽ tổn thất rất lớn đối với sức khỏe, kinh tế, môi trường. "Để tiến đến đưa phát thải ròng về "0", chúng ta có Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, thể hiện quyết tâm của Chính phủ đối với mục tiêu này. Do đó, không chỉ ô tô, xe máy mà cả xe tải cũng cần phải chuyển đổi thành phương tiện xanh", TS Tùng nhấn mạnh. Chia sẻ thêm về các giải pháp nhằm giúp người dân chuyển đổi sang sử dụng các phương tiện công cộng hoặc xe điện, TS Tùng cho rằng, ngoài từng bước nâng cấp hệ thống tàu điện, xe buýt sử dụng năng lượng sạch,... cần có hàng rào kỹ thuật như chính sách hỗ trợ, khuyến khích mua và sử dụng xe điện. "Tôi thấy điểm mới của Luật Thủ đô sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua là thiết lập vùng phát thải thấp, tức là ở trong vùng này, có thể cho cho phép xe điện, xe hybrid hoặc xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro5 trở lên mới có thể hoạt động. Xe nào không đạt chuẩn "mời" ở ngoài. Ngay đến cả xe thu gom, vận chuyển rác, tôi cho rằng Hà Nội cũng cần chuyển đổi sang phương tiện xanh trước năm 2030", TS Hoàng Dương Tùng chia sẻ. Phân tích về lượng khí thải của phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thạo - Giảng viên Đại học Giao thông vận tải cho biết, theo nghiên cứu, trung bình xe ô tô con xả 250g khí thải CO2 ra môi trường trên mỗi km. Nếu tính trong một năm thì lượng CO2 mà một xe ô tô con thải ra môi trường có thể lên tới 3 tấn, đây là con số khổng lồ. "Để giảm phát thải về "0", nguyên tắc chung cần thực hiện là chuyển từ phát thải cao về thấp và chuyển từ phát thải thấp về "0". Muốn thực hiện được điều này thì phải chuyển đổi năng lượng, từ sử dụng năng lượng phát thải sang năng lượng sạch mà bản chất là chuyển đổi công nghệ, từ xe động cơ đốt trong sang xe điện", TS Nguyễn Đình Thạo nói. Đồng tình với ý kiến trên, PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng, nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng, xu thế chuyển đổi giao thông xanh là tất yếu, ai không tham gia sẽ bị loại chứ không thể lùi. Tuy nhiên, để xe công cộng phát huy tốt phải có bến bãi tốt, hệ thống kết nối giao thông liên kết chặt chẽ, đầu tư hạ tầng, trạm sạc,... "Theo thống kê của Bộ Y tế, ung thư phổi với nguyên nhân chủ yếu do ô nhiễm không khí là bệnh đứng thứ 2 gây chết người ở Việt Nam. Điều này gây nên hậu họa cho nhiều gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến an sinh xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến một trong 3 yếu tố phát triển bền vững của cả nước cũng như của Thủ đô. Tầm quan trọng của chuyển đổi xanh trong xu hướng hiện nay là tất yếu, đa lợi ích mà chúng ta chưa thể đong đếm được", PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ tại Tọa đàm. Hà Nội đi trước trong quy hoạch mạng lưới hạ tầng trạm sạc xe điện Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng đáng lo ngại, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí TP Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Theo đó, Hà Nội đưa ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2030, ít nhất 75-80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình, giảm khoảng 20% lượng bụi PM2.5 từ các nguồn thải chính so với năm 2019, tương đương khoảng 6.200 tấn bụi PM2.5. Để đạt được mục tiêu trên, các chuyên gia cho rằng, việc quan trọng nhất mà Hà Nội cần làm ngay là giảm phương tiện tham gia giao thông tại nội đô. Song, đây vẫn đang là bài toán khó, khi lượng phương tiện cơ giới hoạt động trên địa bàn thành phố quá lớn với gần 7 triệu xe máy; 1,1 triệu ô tô; ngoài ra có khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các địa phương khác hằng ngày đổ về Hà Nội. Tại Toạ đàm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp, trong đó nhấn mạnh các giải pháp trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của người dân cần ưu tiên thực hiện ngay. Cụ thể, Hà Nội sẽ rà soát để tổ chức lại giao thông một cách khoa học, hợp lý để giảm thời gian sử dụng ô tô xe máy cá nhân trên đường; đồng thời tính toán cơ chế, thể chế để vừa khuyến khích, vừa kiểm soát tốt các loại xe thông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng của Thủ đô về kiểm định khi thải cho ô tô và xe máy. Liên quan đến quy hoạch mạng lưới hạ tầng trạm sạc cho ô tô điện trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết đã giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Công Thương rà soát và ban hành các kịch bản cũng như quy hoạch chi tiết mạng lưới trạm sạc để làm cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư. Về giao thông công cộng của Hà Nội, ông Thái Hồ Phương - Giám đốc Trung tâm Điều hành Giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) cho hay, hiện Hà Nội là địa phương hiếm hoi trên cả nước không có phương tiện công cộng sử dụng trên 10 năm, trung bình là 3,5 năm. Ông Phương cho biết, trong thời gian qua, riêng 10 tuyến buýt điện đã giúp giảm phát thải 36,5 nghìn tấn CO2, tương đương trồng 1,68 triệu cây xanh; tiến tới có thể giảm phát thải tới 120 nghìn tấn CO2/năm. "Hà Nội hiện là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết thực hiện Quyết định 876 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi phương tiện xanh. Trong đó chúng tôi có kế hoạch giai đoạn đến 2030 là 50% xe chạy điện, 50% xe chạy bằng khí CNG; ưu tiên trong vành đai 4 chỉ sử dụng các loại xe vận tải công cộng như xe buýt, taxi chạy điện", ông Phương nói thêm. Tại Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải đã nêu rõ: Từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đạt 45%-50%; TP Hồ Chí Minh đạt 25%; Đà Nẵng đạt 25%-35%; Cần Thơ đạt 20%; Hải Phòng đạt 10%-15%; đô thị loại I đạt ít nhất 5%. Tiếp đó, trong giai đoạn 2031-2050, cụ thể là từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.
相关推荐
-
Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
-
Đang xử lý hơn 200 cán bộ có sai phạm về tài chính, ngân sách
-
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore
-
Thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
-
Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
-
Đề nghị làm rõ quy định lãnh đạo bị tín nhiệm thấp, trong 10 ngày phải từ chức
- 最近发表
-
- Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- Trình Quốc hội sáng kiến lập pháp của ĐB Nguyễn Anh Trí về chuyển đổi giới tính
- Chuyện về thượng tá Phạm Minh Phục không nhận hối lộ
- Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô
- Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- Đề nghị Nhật Bản miễn visa, thuế thu nhập cho công dân Việt Nam
- Bắt đối tượng truy nã về tội “Đe dọa giết người”
- Triệt phá vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua facebook
- Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- Không tăng thu nhập, bác sĩ sẽ bỏ trạm y tế
- 随机阅读
-
- Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 kết luận nhiều nội dung quan trọng
- IMF dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp 2 lần mức của toàn cầu
- Địa điểm đầu tiên tại Việt Nam đón bão Yagi, huyện đảo Bạch Long Vĩ ứng phó khẩn
- 'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện
- Hai tướng Quân đội được bổ nhiệm, nhậm chức vụ mới
- Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân ủy Trung ương
- 5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- Đề xuất nam và nữ sĩ quan sẽ có cùng độ tuổi nghỉ hưu
- 201 vụ việc được trợ giúp pháp lý
- Ông Phạm Trung Kiên làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
- Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- Đối thoại Kinh tế Việt Nam
- Thủ tướng Campuchia cảm động khi đông người Việt Nam tới xem SEA Games 32
- Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô
- Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- Thủ tướng: Vietnam Airlines cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối Việt Nam
- Thông báo truy tìm đối tượng
- Chuyển biến tích cực trong cấp phiếu lý lịch tư pháp
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Chứng khoán trên thị trường thế giới diễn biến trái chiều
- Mở bán khu căn hộ nghỉ dưỡng Diamond Bay Resort II Nha Trang
- 'Vũ trụ hứng' hấp dẫn và lôi cuốn của Đào Anh Khánh
- Việt Nam tập trung phát triển nhân lực thích ứng với cách mạng 4.0
- BIDV hỗ trợ đồng bào miền Trung 8 tỷ đồng
- IATA dự báo ngành hàng không thế giới sẽ có lãi vào năm 2023
- Đức số ca nhiễm COVID
- Hennessey VelociRaptor
- Honor 4C: Tiêu thụ 1.000 sản phẩm trong 45 phút
- Lào ghi nhận tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 22 năm