当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định borussia dortmund】Nâng cao giá trị sản phẩm thông qua chương trình OCOP

Để xây dựng những mặt hàng nông sản chủ lực,ịsảnphẩmthngquachươnhận định borussia dortmund thời gian qua Hậu Giang đã tập trung phát triển các sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, góp phần gắn kết phát triển du lịch. 

Nhiều sản phẩm của HTX Kỳ Như được mở rộng thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ từ khi được công nhận OCOP.  Ảnh: T.TRÚC

Mặc dù đang tập trung toàn lực để thực hiện các tiêu chí, phấn đấu đạt nông thôn mới vào cuối năm, nhưng thời gian qua chính quyền và các hội đoàn thể của xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, cũng tranh thủ hỗ trợ cơ sở làm mắm cá tra của gia đình bà Nguyễn Thị Hơn, ở ấp Mỹ Hưng, xã Hiệp Hưng, trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bởi Hiệp Hưng là vùng có diện tích nuôi thủy sản lớn, đặc biệt là cá tra thương phẩm. Sản phẩm mắm cá tra được công nhận cũng góp phần quảng bá đặc trưng của vùng đất này.

Mắm cá tra của cơ sở bà Hơn được làm theo hình thức thủ công, sử dụng nguồn nguyên liệu cá tra nuôi ao. Cá tra sau công đoạn làm sạch, cắt bỏ đầu, loại bỏ các lớp mỡ cá, rồi cắt khúc để ráo, sau đó được ướp muối rồi ủ trong các lu, khạp hay các thùng nhựa trong thời gian từ 4-5 tháng. Trung bình 2kg cá tra nguyên liệu sẽ cho ra 1kg mắm, với giá bán ra thị trường từ 100.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần so với cá nguyên liệu. Bà Hơn cho biết: “Dù là cơ sở mới hình thành được khoảng 3 năm nay, nhưng sản phẩm đã được bán đi các tỉnh, thành như: Cần Thơ, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… Kỳ vọng sản phẩm sẽ đi xa hơn nên thời gian qua cơ sở đã nỗ lực cải thiện chất lượng mẫu mã, bao bì và phương thức bảo quản”.

Ông Nguyễn Thành Phước, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Hưng, cho biết: Thời gian qua xã cũng hướng dẫn cơ sở các thủ tục đăng ký kinh doanh, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ thể xây dựng nhà kho, nơi sơ chế, đóng gói. Riêng ngành nông nghiệp huyện và các ngành có liên quan hỗ trợ cho cơ sở bà Nguyễn Thị Hơn kinh phí và quy trình để thiết kế lại bao bì, cách thức đóng gói, cải thiện mẫu mã sản phẩm cho bắt mắt hơn để tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện.

 Để từng bước gia tăng số lượng sản phẩm OCOP để gắn kết với phát triển du lịch trong tương lai, năm 2022 này huyện Phụng Hiệp đầu tư khoảng 700 triệu đồng để hỗ trợ các chủ thể xây dựng từ 7-10 sản phẩm đạt 3-4 sao cấp huyện, hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh với các sản phẩm như: khô lươn, lươn tẩm gia vị, khô cá lóc, mắm cá tra, dưa lưới, mật ong rừng, rượu chanh, rượu WINE SNOR’S GOLD Út Tây. Tập trung hỗ trợ cho các chủ thể thăng hạng sản phẩm 4 sao cấp tỉnh đủ điều kiện đánh giá 5 sao cấp quốc gia như: sản phẩm cá thát lát, rượu lão tửu.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Để đạt mục tiêu trong xây dựng sản phẩm OCOP trong năm 2022, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hỗ trợ các chủ thể và người dân tích cực tham gia thực hiện sản phẩm OCOP, huyện còn phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện các sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng và hoàn thiện bao bì mẫu mã, quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm; ứng dụng thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, hồ sơ công bố chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khởi nghiệp cách đây 4 năm, với sản phẩm nằm trong ngành hàng đặc biệt nên bị giới hạn về truyền thông quảng bá. Tuy nhiên, khi tham gia vào chương trình OCOP, ngoài việc được hỗ trợ máy móc, quy trình sản xuất, cơ sở sản xuất rượu truyền thống Út Tây, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, còn được đưa đi xúc tiến thương mại ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nhờ đó mà doanh số bán ra của cơ sở năm sau luôn cao hơn năm trước. Tính riêng trong năm 2022 này, cơ sở đã phát triển thêm ra thị trường miền Bắc với lượng khách hàng tăng hơn 10% và sản lượng bán ra tăng hơn 30% so với năm 2021.

Bà Võ Thị Phương Trang, chủ cơ sở sản xuất rượu truyền thống Út Tây, cho biết: “Mỗi doanh nghiệp hay ngành hàng khi mới thành lập đều gặp khó khăn ban đầu. Nhưng với ngành hàng của cơ sở thì càng khó khăn hơn, nhưng nhờ tham gia vào chương trình OCOP được lãnh đạo tỉnh, huyện quan tâm hỗ trợ nhiều mặt nên hiện nay sản phẩm của cơ sở đã tiếp cận được với thị trường trong nước và đang được xúc tiến giới thiệu ra thị trường nước ngoài. Nhờ đó mà sản phẩm bán ra ngày càng nhiều, giúp cơ sở đã vượt qua khó khăn ban đầu và trụ vững đến ngày hôm nay”.

Tính đến nay, huyện Phụng Hiệp đã xây dựng được 21 sản phẩm đạt chuẩn OCOP ở 5 chủ thể của 4 địa phương là: Hợp tác xã Kỳ Như và Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát ở xã Thạnh Hòa, Cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây ở xã Tân Bình, Hợp tác xã Hậu Giang Yên Bình An ở xã Phụng Hiệp và trà mãng cầu xiêm Hồng Đoan ở thị trấn Cây Dương. Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, trong các sản phẩm được công nhận OCOP của huyện thì có 17 sản phẩm đạt 4 sao, 4 sản phẩm đạt 3 sao. Sản lượng các chủ thể bán ra đã tăng 50-60% so với năm trước. 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên đề nghị các chủ thể không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã, nhãn mác sản phẩm để giữ vững danh hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó, ngành chức năng địa phương tiếp tục đồng hành cùng các chủ thể bằng những giải pháp hỗ trợ thiết thực, trường hợp gặp khó khăn thì kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để có hướng tháo gỡ, nhằm giúp người dân sản xuất hiệu quả, cũng như đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh ngày một vươn xa trên thị trường...

Mới đây, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 và xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021-2025 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị đánh giá lần này có 3 địa phương đăng ký tham gia với 21 sản phẩm. Cụ thể, thành phố Vị Thanh có 10 sản phẩm, kết quả 13 thành viên của hội đồng OCOP tỉnh đánh giá 2 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao (lươn hun khói hương vị Việt và lươn 2 nắng hương vị Việt), 8 sản phẩm đạt 3 sao. Đối với huyện Châu Thành A có 4 sản phẩm, trong đó có một sản phẩm là HomeStay Mương Đình - Khu nghỉ dưỡng các loài hoa; kết quả có một sản phẩm đạt chuẩn 4 sao (gạo thơm Hương Quê) và 3 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Còn huyện Châu Thành  có 7 sản phẩm, kết quả có 5 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao được chế biến từ da cá tẩm nhiều hương vị và 2 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao.

 

T.TRÚC - D.KHÁNH

分享到: