【kết quả bóng đá giải hạng 2 anh】Một ngày vãng cảnh chùa Tam Chúc
QUẦN THỂ DU LỊCH TÂM LINH
Quần thể chùa Tam Chúc thuộc địa phận thị trấn Ba Sao,y vkết quả bóng đá giải hạng 2 anh huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Toàn bộ khu vực này có tổng diện tích hơn 5.000 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên..., cùng nhiều thung lũng, 3 mặt bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, phía trước là hồ Tam Chúc với những quả núi tạo nên một khung cảnh hoang sơ, kỳ vĩ, như một “Hạ Long thu nhỏ” trên cạn. Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, có một vị thế khá đặc biệt, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh”. Truyền thuyết kể lại, cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng cả đêm lẫn ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi Thất Tinh và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa Thất Tinh. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa Thất Tinh sau này được đổi thành chùa Ba Sao và gọi tên thị trấn Ba Sao cũng từ tích ấy.
Khuôn viên chùa Tam Chúc nhìn từ trên xuống
Mặt bằng khuôn viên chùa Tam Chúc hiện nay rộng 144 ha, với nhiều công trình như chùa Ngọc, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan, Trung tâm hội nghị quốc tế... Công trình nào ở đây cũng rất lớn, dự báo đạt kỷ lục Guinness. Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh cao 468m, với 299 bậc lên, được xây dựng hoàn toàn bằng đá khối xếp liền nhau do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác. Điện Tam Thế ở độ cao 45m trên trục thần đạo, 3 tầng mái cong mang kiến trúc đình chùa Việt, cao tới 39m. Điện Pháp Chủ 2 tầng, mái cong, cao 31m. Điện Quan Âm cao 30,5m, mặt sàn rộng 3.000m2. Cổng Tam Quan 3 tầng mái cong, cao 28,8m, 3 mặt sàn rộng 3.558m2. Nhà thờ tổ 2 tầng tháp mái cong cao 25m; nhà Tăng Ni 5 tầng cao 30,8m; đền Thánh Cao Sơn có diện tích 1,75 ha phía hồ Tay Ngai. Riêng đình làng Tam Chúc được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ trên diện tích 3.700m2... Trung tâm hội nghị quốc tế nổi trên mặt hồ cao 31m, là nơi vừa tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Vesak 2019.
Các công trình của chùa Tam Chúc là sự kết hợp hài hòa, đồng điệu giữa quá khứ và hiện tại, giữa nghệ nhân Việt Nam và nghệ nhân nước ngoài, giữa thợ thủ công lành nghề của các đạo giáo. Ngoài ra, chùa Tam Chúc còn được tạc 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa miêu tả các sự tích của Đức Phật. Tháng 7-2018, chùa Tam Chúc được Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cây bồ đề chiết từ cây bồ đề vĩ đại Cát tường (Jaya Sri Maha Bodhi) 2.250 tuổi và được coi là báu vật ở Thánh tích Mahamegha, cố đô Anuradhapura (Sri Lanka). Ngoài ra, để nâng cao hình ảnh của chùa Tam Chúc, doanh nghiệp Xuân Trường đã chi 14 tỷ đồng đấu giá và đưa thiên thạch mặt trăng (The Moon Puzzle) có trọng lượng 5,5kg về chùa. Thiên thạch này được cho là rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng ngàn năm trước và tìm thấy vào năm 2017. Khối thiên thạch được đặt trong bảo tháp. Trong bảo tháp còn đặt một pho tượng đá ngọc nặng 4,9 tấn.
NGUỒN THU LỚN
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 đã đi qua được 4 tháng nhưng hiện nơi đây vẫn còn ngổn ngang như một đại công trường xây dựng. Dù dang dở chưa hoàn thiện nhưng Tam Chúc đã thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, bái Phật và đã mang lại những nguồn thu không nhỏ. Để được vào khu điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, do quãng đường từ cổng dẫn vào khu du lịch tâm linh này khá xa cổng Tam Quan nên bắt buộc du khách phải chọn xe điện làm phương tiện di chuyển với giá 60.000 đồng/2 lượt đi - về. Khi gửi xe ôtô tại bãi đậu của khu du lịch tâm linh Tam Chúc, du khách sẽ phải trả 40.000 đồng/lượt và xe máy là 15.000 đồng/lượt. Điều đáng nói là các bãi để xe đều không có mái che và xe phải nằm ngoài trời phơi nắng, mưa. Ngoài ra, tại các điểm như điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Phật Bà Quan Âm, tháp chuông... đều có rất nhiều hòm công đức và được bố trí bàn có nhân viên ghi tiền đóng góp. Với sự nổi tiếng, nhất là từ sau Đại lễ Phật đản Vesak 2019, dù chưa hoàn thiện nhưng quần thể chùa Tam Chúc đã mang lại những nguồn thu lớn từ dịch vụ cho thuê các gian hàng bán đồ lưu niệm, nước giải khát, trông giữ xe, dịch vụ xe điện, cùng với việc khách đến chùa làm công đức... Vì vậy, khu du lịch tâm linh này ngay từ bây giờ đã được coi là “con gà đẻ trứng vàng” mang lại nguồn thu khổng lồ cho chủ đầu tư. Những người thợ làm việc ở đây cho biết, để hoàn thành dự án này, dự kiến phải mất thêm hàng chục năm nữa. Khi đó, Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Bao quanh quần thể chùa Tam Chúc còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác. Tam Chúc chỉ cách chùa Hương 4,5km, cách Bái Đính 30km, nên sẽ hình thành con đường du lịch tâm linh kết nối di sản văn hóa, thiên nhiên đặc sắc, phong phú nhất Việt Nam. Với cảnh quan tự nhiên sơn thủy hữu tình có một không hai, quy mô rộng lớn hiếm có, vẻ đẹp nghệ thuật kiến trúc độc đáo cùng nhiều báu vật độc nhất vô nhị, các nhà văn hóa dự báo chùa Tam Chúc sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới và là di sản thế giới trong tương lai.(*)
Tiến Bình
(*) Bài viết tham khảo tài liệu từ nguồn hanam.gov.vn
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/792f298453.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。