【lich bong da italia】Phát triển vật liệu không nung: Lộ trình nhiều chông gai

时间:2025-01-26 00:31:24 来源:Empire777

Báo Cà MauBảo vệ môi trường, tiết kiệm đất nông nghiệp, tận dụng phế thải công nghiệp để sản xuất vật liệu xây dựng công trình là những mục tiêu, kỳ vọng mà Chính phủ cũng như địa phương Cà Mau quyết tâm hướng đến trong chương trình phát triển vật liệu không nung (VLKN) theo Quyết định số 567/QÐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, 5 năm qua con số đạt được còn khá thấp so với kế hoạch đề ra, quá nhiều vấn đề bất cập cần được tháo gỡ.

Bảo vệ môi trường, tiết kiệm đất nông nghiệp, tận dụng phế thải công nghiệp để sản xuất vật liệu xây dựng công trình là những mục tiêu, kỳ vọng mà Chính phủ cũng như địa phương Cà Mau quyết tâm hướng đến trong chương trình phát triển vật liệu không nung (VLKN) theo Quyết định số 567/QÐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, 5 năm qua con số đạt được còn khá thấp so với kế hoạch đề ra, quá nhiều vấn đề bất cập cần được tháo gỡ.

UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 sản xuất VLKN với gạch bê-tông bọt khí công suất 254 triệu viên/năm, vốn đầu tư 129 tỷ đồng, sản xuất gạch xi-măng cốt liệu công suất 25 triệu viên/năm, vốn đầu tư 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế cho đến thời điểm này, nhóm gạch bê-tông bọt khí vẫn chưa thể thực hiện được. Riêng nhóm gạch xi-măng cốt liệu khả năng sản xuất chưa đến 10 triệu viên/năm, với tổng nguồn vốn đã thực hiện chỉ 2,5 tỷ đồng.

Chưa ứng dụng nhiều

Theo đó, quy định tại TP Cà Mau sử dụng tối thiểu 50% VLKN từ quý I/2015, sau năm 2015 sử dụng 100%.Các khu vực còn lại trên địa bàn tỉnh sử dụng tối thiểu 50% VLKN từ quý I/2015 đến hết năm 2016 và sau năm 2016 sử dụng 100%.

Gạch xi-măng cốt liệu sau khi sản xuất và đưa vào sử dụng cũng vấp phải một số sự cố.

Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Xây dựng, trong 5 năm thực hiện, toàn tỉnh chỉ có 75 công trình sử dụng gạch xây không nung theo đúng lộ trình quy định, đạt khoảng 6.100 m3 gạch xây, tương đương khoảng 4,8 triệu viên. Ngoài ra, 18 công trình sử dụng vốn Nhà nước và một số ít công trình xây dựng bằng vốn khác ngoài Nhà nước (từ 9 tầng trở lên) chưa sử dụng VLKN theo quy định. Riêng TP Cà Mau chưa tuân thủ quy định việc sử dụng VLKN trong các công trình do mình làm chủ đầu tư hoặc quyết định đầu tư.

5 năm nhưng kết quả chỉ dừng lại ở con số quá thấp. Nguyên nhân được các chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, thi công lẫn đơn vị quản lý trên địa bàn “mổ xẻ” tại cuộc họp cuối tháng 10 vừa qua.

Ðại diện đơn vị sản xuất gạch xi-măng cốt liệu duy nhất trên địa bàn tỉnh, ông Lê Ngọc Hoà, Giám đốc Công ty cổ phần Ðầu tư và Xây dựng Cà Mau, chia sẻ, công ty bắt đầu xây dựng dây chuyền sản xuất gạch xi-măng cốt liệu với công suất 10 triệu viên/năm từ năm 2013, nhưng do quy trình còn quá mới mẻ, máy móc đầu tư cứ hư liên tục, mỗi lần sửa ít nhất cũng mất 3 ngày, từ đơn vị sản xuất gạch trở thành đơn vị nghiên cứu máy móc(!). Không chỉ thế, trong quá trình sản xuất, xuất hiện nhiều vấn đề khuôn ép bị bào mòn nhanh, giá thành đầu tư cao so với gạch đất sét thông thường. Ngoài ra, để sản xuất gạch cần đất sét không nung trộn phụ gia chịu được nước mặn, nhưng nguồn đất sét tại địa phương không phù hợp.

Quá nhiều bất cập

Vấn đề nguồn nhân lực cũng là một trong những rào cản phát triển VLKN. Hiện nay, Cà Mau không có chuyên gia và công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất VLKN. Riêng công nhân tham gia xây dựng các công trình, bao gồm cả công nhân tham gia xây tường gạch hầu hết chưa được đào tạo nghề, chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Do đó, khi tham gia vào sản xuất, thi công vật liệu mới gặp nhiều khó khăn, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng công trình, không phát huy ưu điểm của VLKN.

Ông Phạm Văn Nhớ, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng Cà Mau, đơn vị quản lý và sử dụng, cũng tỏ ra nhiều lo ngại: “Hiện nay, một số công trình sử dụng VLKN xảy ra hiện tượng nứt tường theo mạch vữa ngay trong giai đoạn đang thi công hoặc đưa vào sử dụng. Một phần do vấn đề thiết kế, đây là loại vật liệu mới nhưng đa số các đơn vị tư vấn thiết kế vẫn quen dùng thông số kỹ thuật của gạch nung. Theo đó, các tiêu chuẩn sản phẩm, quy phạm xây dựng, kết cấu kiến trúc, đơn giá xây dựng của các loại VLKN vẫn chưa được ban hành đồng bộ và quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, thi công VLKN đòi hỏi kỹ năng xây tô, lắp đặt khác với truyền thống, nên nhà thầu và thợ xây gặp nhiều khó khăn, sự cố kỹ thuật trong quá trình thi công cũng là lẽ đương nhiên”.

Ngoài vấn đề kỹ thuật, quá trình phát triển VLKN trên địa bàn còn vấp phải sự từ chối của người dân địa phương, bởi sử dụng vật liệu xây đất sét nung đã trở thành thói quen và hơn hết giá thành lại rẻ hơn VLKN.

Ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng, phân trần, không riêng gì Cà Mau, nhiều địa phương khác cũng gặp khó khăn tương tự khi tiếp cận loại vật liệu mới này. Hiện Cà Mau chưa có công ty, cửa hàng nào bán loại vật liệu này, việc sản xuất và cung ứng chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, nhiều đơn vị cũng như người dân chưa an tâm về chất lượng của vật liệu. Ðể khắc phục vướng mắc này, Sở Xây dựng đã phối hợp với một số đơn vị đưa ra nhiều thí nghiệm để kiểm định chất lượng cũng như kiểm tra nguyên nhân sự cố kỹ thuật đã qua. Ngoài ra, sắp tới sở sẽ tổ chức một số lớp tập huấn về kỹ thuật cho công nhân trong tiếp cận loại vật liệu mới nhằm khắc phục khó khăn, từng bước đưa VLKN phát triển ở địa phương./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung

推荐内容