Phát biểu khai mạc Hội nghị,ạothuậnlợitốiđachocộngđồngDNHànQuốctạiViệxem kèo cá cược nhà cái Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh, trong bối cảnh các biến động gần đây trong lĩnh vực tài chính và sự suy giảm kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam mặc dù cũng chịu một số ảnh hưởng nhất định nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, chỉ số lạm phát thấp, tăng trưởng XK ổn định… Đó là kết quả đáng khích lệ từ các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và kiên trì của Chính phủ, sự năng động và nỗ lực của DN ở các khu vực kinh tế, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các DN Hàn Quốc tại Việt Nam.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2013, Hàn Quốc đã có 101 dự án cấp mới và 50 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký cấp mới, đứng thứ 4 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam lên trên 25 tỷ USD, tại 3.302 dự án ở hầu hết các ngành kinh tế, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chế tạo, xây dựng, bất động sản… Chính vì vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của DN Hàn Quốc ngày càng trở lên gắn bó và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, việc nâng cao hiểu biết và tăng cường tuân thủ chính sách pháp luật thuế của các DN nói chung và DN Hàn Quốc nói riêng là một trong các trọng tâm của ngành Thuế, Hải quan Việt Nam.
Đây là năm thứ 6 (kể từ năm 2008), Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại với cộng đồng DN Hàn Quốc về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan nhằm hỗ trợ kịp thời các DN cập nhật chính sách mới để tuân thủ nghiêm chỉnh, đầy đủ chính xác các chính sách, thủ tục và nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời, giải đáp các vướng mắc của DN trong quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của DN.
Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho biết, kể từ Hội nghị đối thoại với DN Hàn Quốc năm 2012, một số văn bản về thủ tục hải quan và quản lý thuế đã được ban hành mới, thay thế hoặc sửa đổi bổ sung văn bản cũ nhằm tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá ngành Hải quan. Bộ Tài chính đã ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về hải quan nhằm đáp ứng các mục tiêu: Hướng dẫn thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho DN tham gia hải quan điện tử, tăng số lượng tờ khai thực hiện khai hải quan điện tử và kim ngạch xuất nhập khẩu tương ứng. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm chi phí cho người dân, DN; Tiếp tục tăng cường áp dụng quản lý rủi ro, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế, nâng cao chất lượng hiệu quả kiểm tra, giảm thời gian thông quan trong năm 2013.
Cụ thể, vào ngày 1-7 tới, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; khuyến khích và tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế. Đồng thời, thúc đẩy công tác hiện đại hoá hệ thống thuế, hải quan theo hướng thực hiện cơ chế quản lý rủi ro, đẩy mạnh quản lý thuế điện tử, tăng cường vai trò của tổ chức, cá nhân có liên quan; đáp ứng yêu cầu hội nhập và đồng bộ với các cam kết quốc tế...
Tại Hội nghị, hầu hết các câu hỏi đều tập trung vào việc thực hiện các chính sách mới kể từ ngày 1-7 tới trong lĩnh vực thuế và hải quan liên quan đến DN xuất nhập khẩu hàng hóa. Đơn cử như: chính sách ân hạn thuế, khấu trừ thuế GTGT, thuế TNCN, bảo lãnh nộp chậm thuế…; đề xuất kiến nghị giảm thuế NK một số mặt hàng phụ tùng lắp ráp ô tô, ưu đãi DN chế xuất. DN Hàn Quốc còn đề nghị Bộ Tài chính không chỉ giải quyết vướng mắc ở chính sách thuế, hải quan mà mở rộng tới lĩnh vực kế toán, kiểm toán, bởi hiện nay có nhiều DN Hàn Quốc không am hiểu sâu về chế độ kế toán Việt Nam, dẫn tới khó khăn trong việc thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Việt Nam.
Thay mặt Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã tiếp thu và giải đáp các vướng mắc của DN Hàn Quốc. Đặc biệt, liên quan đến thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các DN sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tạo thuận lợi cho DN từ ngày 1-7 tới.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng lưu ý các DN nghiên cứu kỹ quy định vì đối với hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất phải nộp thuế ngay hoặc phải có bảo lãnh nhưng không phải trả tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh. Với hàng hoá khác phải nộp thuế ngay hoặc phải có bảo lãnh nhưng phải trả tiền chậm nộp từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng, với mức lãi suất 0,05%/ngày (tương đương lãi suất trên 18%/năm, gấp 3 lần lãi suất huy động ở ngân hàng). Đây sẽ là khoản chi phí không nhỏ đối với các DN.
Thay mặt cộng đồng DN Hàn Quốc tại Việt Nam, Đại sứ Jun Daejoo bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng thuộc Bộ đã dành thời gian cùng trao đổi tháo gỡ những vướng mắc cho cộng đồng DN Hàn Quốc tại Việt Nam. Đây là sự quan tâm đặc biệt đối với DN nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là DN Hàn Quốc, sự quan tâm này là nguồn động viên để DN nước ngoài yên tâm hợp tác làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Đại sứ Jun Daejoo hy vọng thông qua các vướng mắc, kiến nghị của cộng đồng DN Hàn Quốc đang hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ giúp Chính Phủ Việt Nam đưa ra các chế độ chính sách thuế, hải quan nhằm thu hút đầu tư của DN nước ngoài, trong đó có DN Hàn Quốc.
Thu Hằng