VHO- Hiện cả nước có khoảng trên 2 triệu người trẻ có những khiếm khuyết thể chất,ônggụcngãvàtỏasángnghịlựcViệkqbd - kết quả bóng đá trực tuyến - kết quả bóng đá hôm nay tuy nhiên, họ đã luôn nỗ lực vươn lên để khẳng định mình bằng ý chí, nghị lực, lòng tự trọng và cả sự dũng cảm. Không chỉ đóng góp thiết thực cho cộng đồng mà còn là nguồn cảm hứng, là động lực cho các bạn trẻ noi theo.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao kỷ niệm chương cho thanh niên khuyết tật trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” 2020 Ảnh: ĐẶNG HẢI
“Tỏa sáng nghị lực Việt” được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động từ năm 2013, bắt đầu từ sự kiện diễn giả khuyết tật nổi tiếng Nick Vujicic đến Việt Nam. Từ đó đến nay, từ Trung ương tới địa phương đã tổ chức được hàng nghìn chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt” để tuyên dương những tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu có ý chí vượt lên chiến thắng số phận và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.
Bò 2 km đến trường
Như được tạo hóa “đền bù” cho đôi chân khuyết tật, Nguyễn Thị Đài Trang (Hà Tĩnh) có gương mặt xinh đẹp, thông minh và sắc sảo. Chia sẻ trong cuộc gặp mặt với lãnh đạo Bộ LĐ,TB&XH trong khuôn khổ chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Nguyễn Thị Đài Trang cho biết, nguyên nhân em phải ngồi xe lăn là di chứng của cơn sốt bại liệt năm lên 3 tuổi. Lớn lên với đôi chân không lành lặn, nhưng chưa một ngày Đài Trang nghĩ tới chuyện nghỉ học, hôm nào không có bố mẹ đưa đi, không có bạn bè cõng thì cô bé tự bò, lết bằng đầu gối và hai bàn tay suốt 2 km để đến trường. “Đầu gối của tôi vẫn còn chi chít sẹo vì những lần bò đi học, đau lắm nhưng tôi cố không nghĩ tới. Ngay cả bàn tay tôi hồi nhỏ cũng không bao giờ sạch sẽ”, cô gái đến từ Hà Tĩnh chia sẻ.
Hiện Nguyễn Thị Đài Trang đang là Giám đốc Cty TNHH Trang Đài, kinh doanh thực phẩm sạch với những nhân viên cũng là người khuyết tật. Trước đó, Trang cũng sáng lập nhiều mô hình kinh doanh rồi bán lại cho doanh nghiệp khác. Nhưng niềm tự hào lớn nhất của cô là người chồng hết mực yêu thương và 2 con đều đang học trường chuyên của TP Hà Tĩnh. “Tôi không bao giờ tự ti về bản thân, tôi nghĩ mình không thua kém ai và hòa nhập nhanh với cộng đồng. Hồi nhỏ, dù tôi có chút rào cản tâm lý khi 14 tuổi vẫn phải bồng bế, hay bị bạn trêu trọc, tuy nhiên, tôi học giỏi nên các bạn chuyển từ kỳ thị sang giúp đỡ và quý mến. Từ nhỏ đến lớn, tôi không thấy bất kỳ khó khăn gì là không thể vượt qua, đi thi ĐH cũng như bất cứ thí sinh bình thường khác”, Đài Trang cho biết.
Cũng theo Trang, động lực tinh thần lớn nhất là được bố mẹ yêu thương, bố luôn bảo con gái mình không có gì khác biệt mà chỉ là đặc biệt. Chính sự tự tin của ông đã thổi cho Trang suy nghĩ rằng mình chỉ khuyết thiếu chứ không bất hạnh. Dù yêu thích ngoại ngữ nhưng do bất tiện trong đi lại nên cô chuyển sang học ngành CNTT và bây giờ bén duyên với kinh doanh. Theo Trang, khó khăn lớn nhất của người khuyết tật và với cả bản thân cô là khi ra trường khó xin việc làm, không được tạo cơ hội để thể hiện năng lực. May mắn của Trang là gặp nhiều người tốt và được làm việc ở 1 doanh nghiệp rồi dần học hỏi để tạo lập sự nghiệp của mình.
Dự định sắp tới của Trang là mở thêm khu vui chơi dành cho trẻ em. Cô cho biết, bác sĩ nói căn bệnh sẽ khiến cô phải sống thực vật bất cứ lúc nào và sinh được 2 con là một kỳ tích. “Do đó, tôi luôn nỗ lực hết mình cho ngày hôm nay và ngày nào còn nhìn thấy mặt trời thì sẽ tiếp tục cống hiến. Tôi còn là chủ nhiệm CLB Hoa xương rồng của phụ nữ khuyết tật TP Hà Tĩnh nhằm truyền lửa cho các chị em cố gắng, phấn đấu vươn lên”, nữ giám đốc tâm sự.
Nguyễn Thị Đài Trang luôn mỉm cười, tự tin trong
Những “Nick Vujicic” Việt Nam
Năm 2020, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Ủy ban Quốc gia về người Khuyết tật Việt Nam tổ chức tuyên dương 64 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu xuất sắc. Ngoài Nguyễn Thị Đài Trang, còn nhiều bạn trẻ đạt được thành tích cao trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thanh thiếu nhi như Hoa khôi vẻ đẹp Vầng Trăng khuyết Bế Thị Băng; Nhà văn Trần Thị Trà My, người truyền lửa cho thanh niên bằng tấm gương vượt qua nghịch cảnh của bản thân; Lê Thanh Tùng (Yên Bái) hăng say, sáng tạo trong lao động, hỗ trợ nhiều thanh niên có việc làm và thu nhập ổn định; Lê Hương Giang, người con gái Thủ đô đã vượt qua bóng tối để trở thành người dẫn chương trình tài năng, trí tuệ và duyên dáng của Đài Truyền hình Việt Nam; Nguyễn Thị Ngọc Tâm (Nam Định) dù căn bệnh xương thủy tinh với những cơn đau nhức dày vò nhưng không thể ngăn cản khát vọng giúp đỡ trẻ em nâng cao kiến thức, tạo điều kiện cho những mảnh đời bất hạnh có cơ hội đến trường, mang tri thức đến với trẻ em nghèo… Rất nhiều những con người không gục ngã trước số phận là minh chứng sống động cho nguyên lý “Sức mạnh không đến từ thể chất, nó đến từ ý chí bất khuất”.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung bày tỏ xúc động và khẳng định những thanh niên khuyết tật được tuyên dương là đại diện cho hàng ngàn thanh niên từ nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo không cam chịu hoàn cảnh của người yếu thế, không chấp nhận những rào cản khiếm khuyết thể chất và khó khăn của cuộc sống, bền bỉ vượt qua nỗi buồn, sự bi quan, vươn lên khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội những điều tốt đẹp. “Lắng nghe những câu chuyện, những chia sẻ của các em, các cháu, mỗi chúng ta có quyền tự hào rằng nghị lực sống, ý chí khắc phục hoàn cảnh khó khăn cùng truyền thống “tương thân, tương ái” là nét đẹp làm nên bản sắc văn hóa và cốt cách con người Việt Nam. Thành tích mà các em đã đạt được để tự thay đổi cuộc sống của chính mình là niềm cổ vũ, động viên đầy ý nghĩa đối với hàng triệu thanh niên khuyết tật. Những tấm gương chân thực và không quá cao xa này sẽ khơi gợi, lôi cuốn, trở thành động lực để nhiều người còn đang mặc cảm tự ti, can đảm hơn, mạnh dạn hơn để hòa nhập và cống hiến cho cộng đồng”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.