【kết quả hạng 2 colombia】Vì sao Mỹ huỷ đàm phán với Taliban?
Afghanistan tuyên bố quốc tang sau vụ tấn công của Taliban | |
Nhóm Taliban ở Pakistan tuyên bố tiến hành vụ đánh bom ở Lahore | |
Taliban sẽ kiểm soát Afghanistan sau khi Mỹ rút quân? | |
Taliban xác nhận cựu thủ lĩnh Mullah Omar đã chết cách đây 2 năm |
Thông báo này được đưa ra sau khi phiến quân Taliban thừa nhận đã tiến hành vụ đánh bom bằng xe hơi nhằm vào một chốt kiểm soát an ninh gần trụ sở đầu não của Phái đoàn Hỗ trợ Kiên quyết của NATO tại Kabul vào ngày 05/09. Vụ tấn công này khiến hai lính NATO thiệt mạng (một người Mỹ và một người Romania) trong tổng số 12 nạn nhân tử vong.
Trên trang Twitter, ông Trump đã viết: “Nếu Taliban không thể ngừng bắn trong thời điểm đàm phán hoà bình rất quan trọng này và thậm chí cướp đi sinh mạng của 12 con người vô tội, thì có lẽ họ không có quyền năng đàm phán về một thoả thuận có ý nghĩa.”
Phiến quân Taliban đã đẩy mạnh các cuộc tấn công tại Afghanistan trong một vài tuần qua. Nhóm này đã tấn công vào hai tỉnh Kunduz và Baghlan để nắm giữ những thành phố chủ chốt. Cũng giống như quyết định bất ngờ huỷ đàm phán của ông Trump, động thái 'lên gân' của Taliban cũng nằm ngoài dự đoán vì nhóm này đang trong tiến trình đàm phán với Mỹ tại Doha và tiến sát tới gần việc ký kết một thoả thuận để chấm dứt 18 năm xung đột kéo dài tại Afghanistan.
Cũng giống như ông Trump, chính phủ Afghanistan đổ lỗi cho Taliban đã đẩy tiến trình hoà bình tại Afghanistan vào thế bế tắc.
Sau quyết định huỷ đàm phán hoà bình của Tổng thống Trump, dinh tổng thống Afghanistan vào ngày 08/09 đã ra thông cáo với nội dung: “Tiến trình hoà bình đang diễn ra vấp phải trở ngại hiện nay là do các hành động bạo lực và khiêu chiến tiếp tục kéo dài của Taliban.”
Lợi ích xung đột
Theo một số nhà phân tích về an ninh của Afghanistan, Taliban chọn phương cách gia tăng các cuộc tấn công tại Afghanistan để chi phối các cuộc thương lượng với Mỹ.
Trả lời phỏng vấn hãng truyền thông quốc tế Đức DW, ông Milad Sekandari, một nhà hoạt động hoà bình tại Kabul, cho biết: “Gây sức ép, cả về mặt quân sự và chính trị là một động thái thường thấy trong các cuộc đàm phán về hoà bình. Thông qua các cuộc tấn công tại Kunduz, nhóm Taliban muốn phô diễn sức mạnh của mình trên chiến trường để giành lợi thế khi ngồi vào bàn đàm phán.”
Tuy nhiên, nhóm Taliban đã phủ nhận khẳng định này với lập luận nếu tất cả các bên không nhất trí ngừng bắn thì nhóm này không có bất kỳ nghĩa vụ nào ngừng các cuộc tấn công. Nhóm này cũng chỉ ra rằng quân đội Afghnistan đang chĩa mục tiêu tấn công vào các tay súng Taliban.
Liệu quyết định của Tổng thống Mỹ về việc rút lui khỏi đàm phán và việc huỷ cuộc họp bí mật với đại diện của Taliban và Afghanistan tại Mỹ có phải là một thông điệp đối với cả phiến quân Taliban và Kabul rằng Washington muốn hai bên đều chứng tỏ sự mềm dẻo để đạt được một thoả thuận hoà bình? Hay ông Trump cũng đang 'lên gân'?
Về vấn đề này, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Afghanistan nhận định: “Tôi nghĩ đây là nước cờ chiến thuật của ông Trump để buộc các thủ lĩnh Taliban giảm bớt bạo lực và tuyên bố ngừng bắn.”
Còn theo nhà phân tích an ninh người Pakistan, Ali K Chishti, người theo dõi sát sao tiến trình đàm phán Doha, tuyên bố của ông Trump “chỉ là một biện pháp tạm thời.'
“Như những gì chúng ta biết về Tổng thống Mỹ, đây có thể là một lời nhắn gửi đến Taliban rằng bạo lực và đàm phán không thể đi song hành cùng nhau. Tôi tin rằng tất cả các bên có lợi ích liên quan đến cuộc xung đột này, gồm Mỹ, Taliban, Kabul và Islamabad, đều mong muốn một thoả thuận hoà bình”.
Song tất cả các bên đều muốn một thoả thuận theo các điều khoản của mình.
Sau cuộc đàm phán gần đây với đặc phái viên của Mỹ Zalmay Khalilzad tại Kabul, chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani cũng nhận được một tập hợp các yêu cầu đòi từ phía Washington. Tổng thống Ghani muốn tiến hành cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 28/9 tới và thiết lập được một cơ cấu chính trị trong tương lai mà không trao lợi thế cho Taliban.
Theo các chuyên gia, Mỹ, Taliban và chính phủ Afghanistan đều muốn đàm phán từ dựa vào thế mạnh của mình.
Taliban nhượng bộ quá ít?
Người phát ngôn Taliban tại Doha, Suhail Shaheen, cho biết phe này gần đạt được một thoả thuận với Mỹ và ngừng bắn tại Afghanistan cũng nằm trong kế hoạch.
“Một số vấn đề nhạy cảm và đòi hỏi cần có thời gian để giải quyết. Song chúng tôi đã đạt được tiến bộ trong vòng đàm phán này (vòng đàm phán thứ 9 tại Doha) và chúng tôi hy vọng đây sẽ là vòng đàm phán cuối cùng”.
Song xem ra đây không phải là vòng đàm phán cuối cùng.
Nhà báo Afghanistan tại London, Sami Yusufzai, đổ lỗi cho Taliban về tình hình đổ vỡ hiện nay.
“Toàn bộ câu chuyện cho thấy Taliban vẫn chưa chín muồi về mặt chính trị để biết nắm lấy thời cơ. Nhóm này vẫn suy tưởng mình có thể giành chiến thắng bằng con đường quân sự tại Afghanistan”, ông Yusufzai nhận định.
“Hầu hết những yêu sách của Taliban đều được nhất trí theo bản thảo thoả thuận giữa Mỹ và Taliban tại Doha. Song bất chấp điều đó, khi Khalilzad đến Kabul, Taliban đã tiến hành những cuộc tấn công đẫm máu”, chuyên gia này bổ sung.
“Thoả thuận giữa Mỹ và Taliban vẫn có thể cứu vãn song điều đó sẽ đòi hỏi Taliban cho thấy sự mềm dẻo. NếuTaliban nhất trí về một lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Afghanistan, người Mỹ có thể sẽ quay trở lại bàn đàm phán”, ông Yousufzai nhấn mạnh.
Song một số nhà phân tích cho rằng thời gian để đạt được một thoả thuận hoà bình hiện nay đã hết. “Taliban nhượng bộ quá ít và quá chậm trễ. Họ có vẻ như có lợi thế trong đàm phán. Để đạt được một thoả thuận, Tổng thống Trump sẽ phải gạt bỏ những đánh giá tình báo cho thấy các mục tiêu của Mỹ đã không đạt được trong các cuộc đàm phán này. Tôi nghĩ ông ta không thể làm điều đó," Tahir Mehdi, một nhà phân tích độc lập tại Lahore nhận định.