Đổi mới phương thức giới thiệu,ộiNôngdânhuyệnBaVìhỗtrợhộiviênbánnôngsảnquamạđồng hồ san martin quảng bá sản phẩm là giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sảnvà mức thu nhập của người nông dân. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân thi đua ứng dụng chuyển đổi sốđang được các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện Ba Vì chú trọng thực hiện. Trong đó, Hội Nông dân huyện Ba Vì đã khai thác lợi thế công nghệ thông tin, đưa nông sản lên mạng xã hội kết nối với người tiêu dùng, góp phần giảm các khâu trung gian, giúp nông dân giải tỏa phần nào áp lực trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, hội đã xây dựng trang fanpage chính thức của hội, tại đây cho phép hội nông dân các xã đăng tải giới thiệu các sản phẩm nông sản của địa phương. Với việc thường xuyên đăng tải các bài viết cung cấp cho người dân thông tin chính thống như: các mô hình sản xuất mới, cách làm hay, sáng tạo, nội dung ứng dụng khoa học - kỹ thuật; quảng bá sản phẩm nông sản. Nhờ đó, fanpage đã thu hút đông đảo người xem và lượt theo dõi, đến nay fanpage của Hội Nông dân huyện có hơn 1,9 nghìn lượt người tiếp cận. Cùng với đó, để hỗ trợ Hội Nông dân các xã, thị trấn lập fanpage riêng, Hội Nông dân huyện đã hướng dẫn hội viên cách thức tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên mạng xã hội giới thiệu, quảng bá nông sản; sử dụng phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử. Là một trong những hội viên được “hưởng lợi” từ cách thức bán hàng online này, anh Trương Đức Hoàng – HTX chăn nuôi gà đồi Ba Vì chia sẻ: “Nhận thấy, hiện nay việc thay đổi nhiều hình thức để phục vụ khách hàng rất cần thiết, không có cách nào khác là phải sử dụng thành thạo nền tảng mạng xã hội. Quả thật sau một thời gian đưa sản phẩm gà đồi, trứng gà, vịt trời, gà ủ muối hoa tiêu lên trang cá nhân và các hội nhóm, anh đã có nhiều đơn đặt hàng ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Anh Hoàng cho biết, nhờ mạng xã hội mà anh giảm được thời gian và chi phí đi giao dịch, anh rất tự tin trong việc bán sản phẩm của HTX. Hiện nay, bên cạnh việc mở cửa hàng tiêu thụ tại Hà Nội, bán hàng trên website thì có tới 60% sản phẩm gà, vịt được bán qua mạng xã hội”. Tương tự, sản phẩm Tương Khê Thượng của HTX sản xuất và thương mại Minh Quân cũng đã tiếp cận thị trường rộng lớn hơn qua kênh bán hàng hiện đại. Nhờ sớm ứng dụng công nghệ vào sản xuất và thực hiện chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh, năm 2021, sản phẩm Tương Khê Thượng đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc tiêu thụ sản phẩm theo cách truyền thống gặp nhiều khó khăn. Để thích ứng trong tình hình mới, HTX đã linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện đăng ký bán hàng trên sàn giao dịch điện tử Postmart, tạo điều kiện khách hàng có thể ngồi tại nhà lựa chọn và được giao hàng tận nơi, qua đó cũng giúp HTX thêm một kênh tiêu thụ cho sản phẩm. Không chỉ tạo điều kiện để hội nông dân đăng tải, giới thiệu quảng bá trên fanpage của hội mà Hội Nông dân huyện Ba Vì còn tăng cường hỗ trợ nông dân ứng dụng và khai thác tốt các kênh thông tin từ mạng xã hội, tận dụng nền tảng trực tuyến quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi quy trình sản xuất theo hướng hiện đại. Hội Nông dân huyện và Bưu điện huyện đã ký kết kế hoạch phối hợp hỗ trợ nông dân Ba Vì chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa năm 2022. Trong đó, một số sản phẩm như: Tương Khê Thượng, sữa Ba Vì, miến dong Minh Hồng đã được đưa lên giới thiệu và bán tại sàn giao dịch thương mại điện tử postmart.vn/agri-postmart.vn và hệ thống điểm bán hàng của hai bên. Việc triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử postmart, cũng là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số nông nghiệp cũng như bắt kịp xu thế thị trường, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, cán bộ Hội Nông dân huyện còn tích cực làm cầu nối giữa các hộ sản xuất với khách hàng thông qua việc giới thiệu các sản phẩm của hội viên trong các nhóm zalo, group để hỗ trợ hội viên tiêu thụ sản phẩm nông sản và các sản phẩm OCOP như: gà đồi, giò đà điểu, ổi, dưa chuột, bưởi… |