当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả giải ngoại hạng anh hôm nay】Bộ Ngoại giao lên tiếng về vụ 33 du học sinh bị bắt giữ ở Hàn Quốc

Mới đây truyền thông Hàn Quốc đưa tin cảnh sát nước này đã bắt giữ 33 du học sinh Việt Nam vì tổ chức "bay lắc" trong quán karaoke. Tại họp báo thường kỳ chiều nay (7/7),ộNgoạigiaolêntiếngvềvụduhọcsinhbịbắtgiữởHànQuốkết quả giải ngoại hạng anh hôm nay báo chí đề nghị Bộ Ngoại giao thông tin về sự việc và biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của người Việt ở nước ngoài.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã khẩn trương liên hệ với cơ quan cảnh sát quốc gia Hàn Quốc để xác minh thông tin và đề nghị phía Hàn Quốc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam.

"Theo thông tin ban đầu chúng tôi được biết thì có 33 người, trong đó có 4 người đã nhập quốc tịch Hàn Quốc, còn lại là công dân Việt Nam và trong tình trạng cư trú bất hợp pháp. Hiện những công dân này đang bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc tạm giữ và làm các thủ tục để trục xuất về nước", bà Hằng cho biết.

Người phát ngôn trả lời báo chí tại cuộc họp chiều nay. Ảnh: Phạm Hải

Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tiếp tục theo dõi sát vụ việc và thường xuyên trao đổi, liên hệ với các cơ quan chức năng của Hàn Quốc để tiếp tục thông tin cũng như phối hợp triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật sở tại.

Nhân đây, người phát ngôn nói thêm, trong những năm gần đây, số lượng người Việt Nam đi làm việc, học tập và du lịch ở nước ngoài ngày càng tăng. Đại đa số đều tuân thủ nghiêm túc pháp luật của sở tại, góp phần tạo ra hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng có một số ít những người Việt Nam đã vi phạm pháp luật sở tại khi ở nước ngoài.

Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn duy trì các đường dây nóng bảo hộ công dân, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại, cũng như các cơ quan liên quan ở trong nước để thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết.

"Chúng tôi cũng đề nghị và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở trong nước để có nhiều biện pháp xử lý và giải quyết vấn đề này như tăng cường công tác rà soát, xử lý vi phạm, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của công dân về pháp luật cũng như phong tục của nước sở tại", người phát ngôn nêu.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân khi đi nước ngoài tránh bị lợi dụng hay vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật sở tại.

Bà Hằng cũng cho rằng, việc khuyến cáo người dân, cũng như việc tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của người dân rất cần sự vào cuộc của các cơ quan báo chí.

Theo Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh thành phố Busan, ngày 3/7 đã phối hợp với Sở Cảnh sát thành phố Busan bắt giữ 33 người Việt Nam với cáo buộc buôn bán và sử dụng ma túy, vi phạm Luật quản lý ma túy. Tất cả những người này bị cảnh sát bắt quả tang khi đang tổ chức "tiệc ma túy" vào rạng sáng ngày 3/7 tại phòng karaoke dành riêng cho người Việt Nam ở quận Masanhoewon, thành phố Changwon (Nam Gyeongsang).

Theo Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh thành phố Busan, trong số những người bị bắt, một đối tượng từng nhập cảnh Hàn Quốc năm 2018 với tư cách là du học sinh sau đó lưu trú bất hợp pháp, bị cáo buộc bán ma túy cho du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc và sử dụng ma túy.

Lập nhóm công tác chuyên trách xử lý vụ người Việt bị cưỡng ép lao động tại Campuchia

Báo chí cũng đề nghị Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình bảo hộ công dân bị cưỡng ép lao động tại Campuchia.

Về tình hình người Việt Nam bị lừa đảo đi lao động ở Campuchia, người phát ngôn cho biết, thực hiện chỉ đạo, các cơ quan đại diện Việt Nam ở Campuchia đã thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương trong nước, đặc biệt là ở các địa phương giáp biên giới và các cơ quan chức năng của ở Campuchia thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ, hỗ trợ các công dân khó khăn, hoạn nạn để đưa về nước.

Ví dụ như lập các nhóm công tác chuyên trách để xử lý yêu cầu hỗ trợ của công dân, đăng cảnh báo lên tài khoản trang điện tử và mạng xã hội của các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Campuchia và cơ quan chức năng Campuchia trong việc tiếp nhận thông tin hỗ trợ giải cứu công dân Việt Nam là nạn nhân một cách kịp thời và có hiệu quả. 

Một nạn nhân kể lại sự việc bị lừa bán sang Campuchia cho công an. Ảnh: Bộ Công an

Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã có đường dây nóng bảo hộ công dân 24/7, cũng như có đường dây nóng của Cục lãnh sự để tiếp nhận thông tin về các nạn nhân, cũng như những thông tin cảnh báo khác.

Với sự phối hợp của các cơ quan trong nước và phía Campuchia, cho tới nay, các cơ quan hai bên đã đưa về nước khoảng 400 trường hợp, hướng dẫn can thiệp và hỗ trợ pháp lý khoảng 1.500 trường hợp công dân gặp khó khăn trong xuất cảnh, đi lại, gia hạn cư trú hay vi phạm quy định của nước sở tại.

Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan trong nước và Campuchia để tăng cường điều tra, kịp thời xử lý các vụ việc để sớm đẩy lùi tình trạng này.

Tây Ban Nha vẫn đang thu thập chứng cứ, điều tra 2 công dân Việt nghi xâm hại tình dục

Tây Ban Nha vẫn đang thu thập chứng cứ, điều tra 2 công dân Việt nghi xâm hại tình dục

Các cơ quan chức năng Tây Ban Nha đang trong quá trình thu thập thông tin điều tra vụ án 2 công dân Việt Nam nghi xâm hại tình dục. Sức khoẻ 2 công dân này bình thường, được hỗ trợ pháp lý theo đúng quy định.

分享到: