当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bong da xo】Độc, lạ mô hình “Chuồng gà thông minh”

【bong da xo】Độc, lạ mô hình “Chuồng gà thông minh”

2025-01-10 16:59:28 [Cúp C1] 来源:Empire777

Mô hình “Chuồng gà thông minh” của em Phạm Vũ Phương,ĐộclạmhnhChuồbong da xo lớp 9A1, Trường THCS Lương Tâm, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, có diện tích chưa đầy 1m2 nhưng đã lấy được lòng Ban Giám khảo Hội thi Sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh. Mặc dù mô hình chỉ đoạt giải khuyến khích nhưng hiệu quả của nó có khả năng ứng dụng thực tế cao.

Thầy giáo hướng dẫn và Phạm Vũ Phương thí nghiệm cảm ứng nhiệt độ của mô hình “Chuồng gà thông minh”.

Cậu học trò Phạm Vũ Phương cho biết: “Gia đình em nhiều năm qua luôn gắn bó với nghề nuôi gà. Tuy số lượng nuôi không nhiều nhưng vẫn hay bị thất thoát do gà chết hay bị trộm cắp vặt. Gà nuôi hay chết do bị lạnh từ các cơn gió mùa đến đột ngột hay thời tiết nắng gắt. Chúng bị sốc nhiệt. Có khi đến ngày mai là xuất chuồng bán mà sáng ra, gần 20 con đã chết. Vậy nên em lúc nào cũng tìm cách để khắc phục nhược điểm này. Em nghĩ nên làm cách nào mà nhiệt độ không bị tăng, giảm đột ngột”. Sau thời gian tìm tòi trên mạng, sách vở em đã tìm ra dụng cụ cảm biến tự động gắn vào chuồng gà. Thiết bị này sẽ có tác dụng làm giảm độ nóng của môi trường hay cái giá lạnh của các cơn gió mùa. Ý tưởng đã nảy sinh nhưng để lập trình được không phải dễ. Bởi vì, em mới học cấp 2 nên trình độ về vật lý, tin học chưa được đầy đủ. Chính vì vậy, em Phương đã tìm đến thầy giáo để nhận sự trợ giúp. Và em Phương đã thành công nhờ nỗ lực của mình.

Thầy giáo hướng dẫn của em Ngô Dương Khôi, dạy môn toán - tin, chia sẻ: Nghe ý tưởng của em Phương, tôi thấy khá hay vì phù hợp với điều kiện nhà trường hiện có và thực tế chăn nuôi của địa phương. Để tiếp sức cho em, tôi chủ yếu chỉ hỗ trợ những phần cơ bản, còn lại thì để em tự tìm hiểu và khơi gợi óc sáng tạo từ cậu học sinh ham học hỏi này.

Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Khôi, cộng với niềm đam mê tin học từ nhỏ nên khi được thầy hướng dẫn thực hành trực tiếp lập trình trên máy vi tính thì em nhớ rất nhanh. Từ đó, từng bước lần dò và tìm tòi nối các mạch điện tử lại với nhau đã tạo ra nguồn điện cảm ứng  tích hợp 3 tác dụng. Đó là cảm biến ánh sáng: khi trời tối thì thiết bị cảm ứng được thiếu sáng sẽ chiếu đèn. Thứ hai là cảm biến nhiệt độ giúp chuồng gà có thể giữ nhiệt độ ở mức an toàn, thích hợp cho gà từ 28-30oC. Khi nhiệt độ trong chuồng xuống thấp dưới 28oC thì hệ thống cảm biến tự động bật đèn sưởi. Ngược lại, khi nhiệt độ bên ngoài tác động làm cho nhiệt độ trong chuồng cao hơn mức 30oC thì hệ thống cảm biến tự động sẽ vận hành quạt máy được gắn sẵn trong chuồng. Ngoài ra, tác dụng tích hợp chống trộm của mô hình cũng khá độc đáo khi giúp người nuôi gà kịp phát hiện khi có trộm đến gần chuồng trong khoảng khách 1m. Tiếng bíp bíp reo lên từ đèn và còi tín hiệu của mô hình chuồng gà sẽ giúp chủ nhà nghe thấy và xử lý trong trường hợp có người đến trộm gà. Phạm Vũ Phương tâm đắc: “Sở dĩ, em tích hợp thêm thiết bị cảm biến khoảng cách vì người nuôi gà hay bị bắt trộm khi đã đến giai đoạn xuất chuồng. Nhất là vào buổi tối, lúc đó gà đã gom vào chuồng rất dễ bắt”.

Theo đánh giá của Ban Giám khảo Hội thi Sáng tạo kỹ thuật thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh Hậu Giang thì mô hình này vượt trội hơn so với những mô hình chuồng gà thông minh được tìm hiểu trên các trang thiết bị mạng khác là tích hợp được 3 nguồn điện cảm biến. Mô hình này của em có chi phí thấp chỉ khoảng 500.000 đồng là có thể triển khai, ứng dụng tại nông hộ. Ưu điểm lớn nhất là trên thực tế chuồng gà thông minh đã giúp gia đình Phương khắc phục tình trạng gà chết, nạn trộm vặt.

Có thể nhận thấy rằng, chỉ từ những que kem nhỏ và 1 nguồn điện cảm ứng, cậu học trò vùng sâu, vùng xa của xã Lương Tâm đã biến nó thành mô hình thực dụng. Mong rằng, sẽ có nhiều mạnh thường quân tiếp tục hỗ trợ, tiếp sức để Phạm Vũ Phương tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, giúp nông hộ phát triển kinh tế.

Bài, ảnh: TRÚC ANH

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读