【tỉ lệ chấp】Nỗ lực thực hiện tiêu chí môi trường

时间:2025-01-10 17:24:13 来源:Empire777

Môi trường là một trong những tiêu chí khó trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nhưng nhờ các giải pháp thiết thực từ phía ngành chức năng,ỗlựcthựchiệntiuchmitrườtỉ lệ chấp cùng với sự vào cuộc, hưởng ứng tích cực của người dân và chính quyền địa phương mà đến nay đã có trên 40% số xã ở Hậu Giang đã hoàn thành tiêu chí này.

Nhờ được hỗ trợ các thùng chứa rác, khu vực xã Vị Thắng đã hạn chế tình trạng vứt rác bừa bãi của người dân sở tại và người đi đường.

Ngay từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), các sở, ban, ngành, cùng các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường tại các xã bằng nhiều hình thức, như: lồng ghép vào công tác truyền thông, tập huấn, phối hợp với hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của các đoàn thể… Đồng thời, tích cực huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn, hỗ trợ xây dựng các hố đốt rác thải sinh hoạt.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, hàng năm, bằng nguồn vốn sự nghiệp, ngành đã trực tiếp hỗ trợ một số địa phương trong việc thực hiện tiêu chí môi trường, như hỗ trợ thu gom và xử lý rác thải. Cùng với đó, ngành còn phối hợp với các đoàn thể, địa phương tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn… qua đó thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Về cơ bản, công tác thu gom, xử lý rác thải ở các địa phương đã có bước tiến bộ hơn so với những năm trước. Thậm chí, tại nhiều địa phương, tiêu chí môi trường đã được đưa vào quy ước cộng đồng, góp phần cải thiện môi trường nông thôn.

Giờ đây, khi đi ngang tuyến Quốc lộ 61, đoạn qua khu vực trung tâm xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, chúng ta dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt của nơi đây. Dọc hai bên đường đã được phát quang sạch sẽ, cũng như được bố trí thêm nhiều hố chứa rác, giúp giảm thiểu được tình trạng rác thải dọc theo tuyến quốc lộ này. Ông Nguyễn Anh Tuấn, ở ấp 12, xã Vị Thắng, chia sẻ: “Hồi trước, rác ở đây nhiều lắm. Chính nhờ địa phương vận động mà lượng rác thải trên tuyến kênh cặp bên đường, cùng với mặt lộ đã giảm rõ rệt”.

Theo ông Tuấn, do không có nơi đổ rác, thay vì đốt, chôn lấp, một số hộ dân lại thản nhiên quăng rác xuống kênh. Thế nhưng, chính quyền địa phương rất khó phát hiện để nhắc nhở, bởi họ thường đổ vào ban đêm. Không những thế, người đi đường cũng không ý thức giữ vệ sinh chung nên họ thường quăng rác xuống mặt lộ. Mấy tháng nay, cũng nhờ địa phương bố trí thùng rác hai bên đường, vận động hộ dân đóng tiền để có đơn vị thu gom, kết hợp với việc ra quân phát quang, vớt rác dưới kênh mà môi trường của đoạn đường đi qua địa bàn xã giờ đã chuyển biến tích cực.

 Tương tự như xã Vị Thắng, ngay từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh đã được sự hỗ trợ từ các sở, ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện đạt tiêu chí môi trường. Tính đến nay, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh của xã đã đạt gần 96%, nước sạch hơn 50%. Đặc biệt trong năm 2016, địa phương được hỗ trợ xây dựng 12 hố chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại 5 ấp trên địa bàn. Cùng với đó, địa phương còn hướng dẫn các hộ dân phân loại rác thải tại nguồn, cán bộ ấp thường xuyên bám địa bàn tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

 Bà Nguyễn Thị Liên, ở ấp Thạnh Hòa 2, xã Hỏa Tiến, chia sẻ: “Hồi trước, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật các loại mỗi lần sử dụng xong tôi đều đem đốt chung với các loại rác thải sinh hoạt. Bởi chẳng biết bỏ đi đâu, quăng xuống sông cũng không được, còn bỏ tại ruộng cũng không xong. Bây giờ, địa phương đã xây hố và được cán bộ hướng dẫn nên tôi không còn phải đốt như trước kia nữa”.

Ông Dương Minh Truyền, Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, cho rằng: Mặc dù được ngành chức năng công nhận đạt tiêu chí môi trường nhưng vẫn còn gặp phải khó khăn trong quá trình duy trì kết quả thực hiện. Một phần là do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện tiêu chí này. Kể cả chưa thực sự quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường, còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, trong khi chưa có chế tài cụ thể. Vì thế, để tiếp tục giữ vững tiêu chí, địa phương sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Với những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, hiện nay môi trường sống ở các xã trong tỉnh đã có những chuyển biến và được cải thiện đáng kể. Thế nhưng, giải quyết vấn đề môi trường không phải làm một lần hay thông qua một đợt tuyên truyền, mà là công việc thường xuyên, liên tục. Do đó, cùng với ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, đặc biệt là ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt tiêu chí này, không chỉ môi trường sống ở nông thôn được nâng lên, mà còn mang lại nhiều thay đổi, khởi sắc cho diện mạo của các vùng quê.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, qua kiểm tra tái công nhận tiêu chí môi trường, đến nay đã có 20 xã đã đạt tiêu chí môi trường và 4 xã được công nhận mới. Như vậy, toàn tỉnh đã có 24, trong tổng số 54 xã đạt tiêu chí môi trường.

 

Bài, ảnh: THANH THÚY

推荐内容