(Nguồn: Getty Images) Tuần qua,ầuthếgiớighinhậnquyacutetăngmạnhnhấttrongmộtthậpohang – gangwon thị trường dầu mỏ thế giới biến động nhẹ, song tính chung cả quý, giá mặt hàng này ghi nhận quý tăng mạnh nhất trong một thập niên do lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran và Venezuela cùng với chương trình cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất. Trong phiên đầu tuần (25-3), giá dầu giảm nhẹ khi những lo ngại về đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, trong đó có Nga, cắt giảm sản lượng khai thác dầu cũng vẫn góp phần hỗ trợ giá dầu trong phiên này. Saudi Arabia đang nỗ lực thúc đẩy giá dầu Brent tăng vượt mức 70 USD/ thùng. Sang phiên giao dịch ngày 26-3, giá dầu đi lên giữa lúc thị trường hướng sự chú ý tới các yếu tố địa chính trị, đặc biệt các lệnh trừng phạt của Mỹ đã làm giảm mạnh lượng xuất khẩu dầu của Venezuela, cũng như lượng dầu dự trữ ngày càng giảm sút của Mỹ. Đến phiên ngày 27-3, giá dầu quay đầu giảm sau số liệu cho thấy lượng dầu dự trữ tại các kho ở Mỹ trong tuần trước tăng nhiều hơn dự kiến, do sự cố tràn hóa chất ở Texas đã làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng khoảng 2,8 triệu thùng/ngày, trái ngược với dự đoán giảm 1,2 triệu thùng/ngày của các nhà phân tích. Cũng theo EIA, xuất khẩu dầu thô đã giảm 506.000 thùng/ngày. Tuy vậy, việc hoạt động xuất khẩu của Venezuela bị gián đoạn cũng đã giúp hạn chế phần nào sự sụt giảm của giá dầu. Giá dầu gần như "đi ngang" trong phiên giao dịch ngày 28-3, sau khi có thời điểm giảm xuống giữa bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu thô để hạ giá "vàng đen". Trong phiên cuối tuần (29-3), giá dầu tăng khoảng 1% và khép lại quý I/2019 với mức tăng cao nhất kể từ quý II/2009. Chốt phiên này, giá dầu Brent giao tháng Năm tăng 57 xu (0,8%) lên 68,39 USD/thùng, ghi dấu mức tăng trong quý 27%; còn hợp đồng giao tháng Sáu tăng 48 xu lên 67,58 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu chuẩn Tây Texas (WTI) tăng 84 xu (1,42%) lên 60,14 USD/thùng, ghi nhận mức tăng 32% trong quý I/2019. Giá dầu đã tăng hơn 25% trong năm nay, trong đó cả giá dầu ngọt nhẹ Mỹ và giá dầu Brent đều đang hướng đến quý tăng mạnh nhất kể từ năm 2009, chủ yếu là nhờ các biện pháp cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước đồng minh như Nga. Tuy nhiên, Saudi Arabia đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục Nga duy trì thỏa thuận này lâu hơn. Về phía mình, các nguồn tin thân cận với vấn đề này cho biết Moskva có thể sẽ chỉ đồng ý gia hạn thêm ba tháng nữa. Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran đã hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu của các nước này và đẩy giá dầu trong năm nay. Washington đã yêu cầu các công ty lọc dầu và trung tâm giao dịch "vàng đen" trên toàn thế giới cắt giảm hơn nữa các giao dịch với Venezuela để tránh phải đối mặt với lệnh trừng phạt. Tuần này, Mỹ cũng gia tăng sức ép đối với Iran, khi tiến hành xem xét hoạt động xuất khẩu của nước này cũng như những chiến lược được Tehran áp dụng để tránh trừng phạt. Ngân hàng Barclays dự báo giá dầu sẽ vẫn ở mức cao trong quý 2/2019, với giá dầu Brent ở mức 73 USD/thùng, còn giá dầu WTI là 65 USD/thùng. Ngân hàng này cho rằng giá dầu sẽ giữ ở mức 70 USD/thùng trong năm nay. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters tiến hành, các nhà kinh tế dự báo giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 67,12 USD/thùng trong năm 2019, tăng 1% so với dự báo trong cuộc khảo sát trước (66,44 USD/thùng). |