当前位置:首页 > La liga > 【keo.nha cai 5】Chìa khóa giải quyết thách thức của ASEAN

【keo.nha cai 5】Chìa khóa giải quyết thách thức của ASEAN

2025-01-25 14:42:00 [Thể thao] 来源:Empire777

chia khoa giai quyet thach thuc cua asean

Bản đồ hợp tác an ninh hàng hải trong ASEAN

Kể từ năm 2011,ìakhóagiảiquyếttháchthứccủkeo.nha cai 5 ASEAN đã bắt đầu quan tâm đến hợp tác an ninh hàng hải trong nội bộ khu vực. Sau đó một năm, tổ chức này đã đưa Cổng Chia sẻ Thông tin ASEAN dành cho hải quân các nước thành viên đi vào hoạt động, cùng với đó là các cuộc diễn tập chia sẻ thông tin an ninh hàng hải ASEAN lần đầu tiên được thực hiện.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, để có thể đương đầu hiệu quả với những thách thức an ninh hàng hải hiện nay, ASEAN cần phải làm nhiều hơn nữa để "bồi da đắp thịt" cho những nỗ lực mang tính thăm dò này. Theo đó, ASEAN cần cân nhắc việc thể chế hóa hợp tác an ninh hàng hải trong khu vực giống như ở châu Âu, cũng như tăng cường năng lực giám sát của từng quốc gia hoặc các cơ chế song phương trong khuôn khổ an ninh hàng hải ASEAN mới.

Hiện ASEAN đang gặp vướng mắc trong việc xây dựng năng lực ở cấp độ quốc gia song những thách thức này hoàn toàn có thể được giải quyết trong một khuôn khổ hợp tác thực tế. Chẳng hạn như mạng lưới Hợp tác Giám sát biển Baltic (SUCBAS) vốn là sự mở rộng khuôn khổ hợp tác song phương giữa Phần Lan và Thụy Điển năm 2009 tại châu Âu. Mạng lưới này có nhiệm vụ chia sẻ các cấp thông tin giữa nhà chức trách dân sự và quân sự các nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho một cơ chế được thể chế hóa để chia sẻ thông tin an ninh hàng hải tại biển Baltic.

Bên cạnh việc trao đổi và chia sẻ thông tin, các nước thành viên ASEAN cũng nên cân nhắc thực hiện các chiến dịch an ninh hàng hải chung. Một thí dụ điển hình cho sự hợp tác toàn diện như vậy là cơ quan quản lý biên giới FRONTEX của Liên minh châu Âu (EU). Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2004, FRONTEX đã tiến hành định kỳ các chiến dịch kiểm soát và giám sát lãnh hải chung tại châu Âu, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

Nền tảng của FRONTEX là Hệ thống Giám sát biên giới liên châu Âu (EUROSUR) gồm ba giai đoạn: Thúc đẩy xây dựng năng lực từng nước; thiết lập một mạng lưới thông tin về tình hình hàng hải khu vực liên tục và xuyên suốt với tất cả các thành viên và đặt ra một nền tảng chia sẻ thông tin chung trên nhiều phương diện an ninh hàng hải khác nhau như kiểm soát ngư nghiệp và bảo vệ môi trường.

SUCBAS và FRONTEX đang chứng tỏ những cách tiếp cập táo bạo có thể được thông qua để thúc đẩy sự hợp tác thực tế trong khu vực, bù đắp những hạn chế năng lực quốc gia bằng cách đóng góp và tận dụng những nguồn lực khan hiếm để đối phó hiệu quả với những thách thức an ninh hàng hải xuyên biên giới, trong khi vẫn đảm bảo chủ quyền quốc gia. Đây là những ví dụ đáng để ASEAN cân nhắc bởi tổ chức này hoàn toàn có thể tận dụng và mở rộng các thỏa thuận hợp tác an ninh hàng hải hiện hành trước khi can dự với các đối tác ngoài khu vực.

Một khuôn khổ an ninh hàng hải ASEAN mới được thể chế hóa giống như FRONTEX sẽ giúp kết nối các năng lực giám sát quốc gia và song phương, với mục tiêu cuối cùng là thiết lập một mạng lưới thông tin chung về tình hình hàng hải trong khu vực. Trao đổi và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực này có thể mở rộng quy mô của Cổng Chia sẻ Thông tin ASEAN. Bên cạnh đó, ASEAN cần mở rộng các nhóm tuần tra hỗn hợp hiện hành về phạm vi và nâng cấp thành các chiến dịch đa phương, với trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng tuần tra mỗi nước được quy định cụ thể.

Có thể thấy, những lợi ích chiến lược của sáng kiến này là vô cùng lớn về dài hạn, bởi nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các mục tiêu xây dựng cộng đồng của ASEAN mà còn củng cố tính trung tâm của nó trong cấu trúc an ninh khu vực. Tuy nhiên, để sáng kiến này có thể thành công, chính phủ các nước Đông Nam Á cần phải chuẩn bị để đóng góp tích cực vào trách nhiệm tập thể của mình.

Ngọc Hà

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读