您现在的位置是:La liga >>正文

【kết quả tỷ số giải vô địch ý】Tận ngắm kim ấn và kim sách thời Nguyễn

La liga419人已围观

简介Các hiện vật nói trên được Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế mượn ...

Các hiện vật nói trên được Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế mượn trưng bày đến 23/6/2016.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao (thứ 6 bên phải) dự và cắt băng khai mạc triển lãm

Kim ấn (kim bảo tỷ) biểu thị cho quyền lực tối cao của hoàng đế và của cả triều đại. Trong 143 năm tồn tại,ậnngắmkimấnvàkimsáchthờiNguyễkết quả tỷ số giải vô địch ý triều Nguyễn đã cho chế tác và đưa vào sử dụng hơn 100 bảo tỷ bằng vàng và bằng ngọc chưa kể nhiều ấn tín quý giá dùng trong hoạt động hành chính của triều đình.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung (ngoài cùng bên phải) thuyết minh kim ấn cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung 

Sau khi vua Đồng Khánh (1885 - 1889) lên ngôi vào tháng 9/1885, người Pháp đã trả lại cho triều đình nhà Nguyễn một số kim bảo, ngọc tỉ và kim sách. Triều đình cho chuyển những bảo vật này về bảo quản và thờ trong điện Phụng Tiên. Đến đời vua Duy Tân (1907 - 1916), triều đình lại chuyển các bảo vật này về cất giữ trong điện Cần Chánh ở bên trong Tử Cấm Thành. Thời Đồng Khánh (1885 - 1888) trở về sau, triều Nguyễn cho đúc thêm khá nhiều ấn bằng vàng hoặc bằng bạc: 5 chiếc đúc thời Đồng Khánh; 10 chiếc đúc thời Thành Thái (1889 - 1907); 12 chiếc đúc thời Khải Định (1916-1925) và 8 chiếc thời Bảo Đại (1916-1945).

Ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo nặng 8,9kg làm bằng vàng 

Kim sách triều Nguyễn (1802 - 1945) là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích... Lời sách do đích thân các hoàng đế hoặc các đại thần biên soạn. Việc chế tạo được giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện.

Kim sách làm theo khổ chữ nhật đứng, bìa trước và sau trang trí hình rồng 5 móng hoặc hình phượng, gáy đóng 4 khuyên tròn. Nhiều quyển kim sách có kèm theo kim bảo được đúc trong cùng thời điểm, cùng sự kiện. Theo Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thì thời Minh Mạng, các quy chế về thể thức kim sách được cụ thể hóa vào năm 1836: kim sách cho quý phi gồm 6 trang (cả bìa) đóng bằng 4 khuyên vàng, khổ 5 tấc 1 phân (27cm) x 3 tấc 5 phân (14,8cm), dày 2 ly, bìa sách chạm trổ trang trí phượng hoàng. Sáu phi tần kế tiếp được nhận ngân sách (sách bạc) mạ vàng gồm 5 trang khổ 5 tấc 1 phân x 3 tấc 2 phân, dày 1 ly. Trong 9 bậc cung giai, các bà ở cấp thấp hơn chỉ được ban thể sách (sách lụa). Năm 1869, vua Tự Đức cho thu hồi một số sách bạc để bổ sung cho nguồn ngân sách quân nhu, đổi cấp lại sách đồng để thay thế. Hiện nay tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện còn lưu giữ 8 cuốn sách đồng thuộc loại này.

Kim sách có niên đại Minh Mạng thứ 21 (1840)

Từ năm 1945, khi được đưa ra Hà Nội đến nay, các bảo vật này mới có dịp quay trở lại Huế. Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thông tin: “Năm 1945, khi phát động Tuần lễ vàng, ông Nguyễn Lân, một trong những người điều hành Tuần lễ vàng báo với Hồ Chủ tịch: theo ý kiến của nhiều người, cần nấu chảy toàn bộ số vàng bạc tiếp quản từ triều Nguyễn để tăng ngân lượng phục vụ kháng chiến, song Bác không đồng ý và cho rằng: Nếu một ngày nào đó thống nhất đất nước, chúng ta lấy bằng chứng gì để khẳng định chúng ta có truyền thống mấy ngàn năm văn hiến?Nhờ quyết định sáng suốt đó mà các báu vật này được giữ lại và bảo quản cho đến ngày nay để chúng ta có dịp chiêm ngưỡng”.

Tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, số kim ấn, kim sách triều Nguyễn hầu như độc bản. Chúng có ý nghĩa về mặt cổ vật cũng như khẳng định văn vật của một đất nước, khẳng định vị thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực thời bấy giờ.

Sách Phong Hoằng Hóa quận vương thời Thiệu Trị

Mang trong mình những giá trị độc đáo, các bảo vật này thu hút khá đông quan khách đến thưởng lãm tại buổi khai mạc, trong đó có nhiều du khách và các nhà nghiên cứu văn hóa. Chị Hoài Thu dẫn cháu gái đến xem triển lãm chia sẻ: “Mình nghe qua sách báo nhiều rồi nhưng đến xem mới thấy thỏa mãn. Mình đưa cháu đi cùng để cháu hiểu hơn về lịch sử triều Nguyễn”.

Trong mắt du khách nước ngoài, cuộc triển lãm là cơ hội hiếm có để thưởng lãm những báu vật triều Nguyễn. Anh Paul, du khách đến từ Úc trầm trồ: “Thật là những tuyệt tác! Tôi cảm nhận được đôi tay tài hoa của những người thợ và ngưỡng mộ nền văn hóa của các bạn. Cảm ơn những người đã giữ gìn những hiện vật này để chúng ta có cơ hội được chiêm ngưỡng chúng hôm nay”.

Theo ông Phan Thanh Hải, cuộc triển lãm này là bước khởi động cho cuộc trưng bày “Bảo vật hoàng cung” phong phú hơn sẽ tổ chức vào tháng 9 sắp tới, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều thú vị. 

Linh Tuệ

Tags:

相关文章