【đội hình west ham gặp brentford】“Bứt tốc” giải ngân đầu tư công
TPHCM: Nhiều nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công | |
Tiến độ giải ngân đầu tư công: Công tác chỉ đạo,ứttốcgiảingânđầutưcôđội hình west ham gặp brentford điều hành là khâu quyết định | |
Hết tháng 7, dự kiến giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 34,5% kế hoạch |
Các địa phương đang tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác giải ngân vốn đầu tư. Ảnh: Thuỳ Linh |
Nâng cao chất lượng kiểm soát
Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, dự kiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trên cả nước trong 7 tháng đầu năm đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trên 542.105 tỷ đồng). Dù con số này vẫn chưa phải là cao nhưng cũng đã có một sự cách biệt khá rõ ràng với thời điểm cuối tháng 6 (27,75%) nhờ sự nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành cũng như Kho bạc Nhà nước (KBNN).
Thanh Hóa đang trong top đầu các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao nhất cả nước tính đến thời điểm này với tỷ lệ giải ngân đạt 46%. Để đạt được con số này, với vai trò là cơ quan kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, KBNN Thanh Hóa đã nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ đạo của KBNN và UBND tỉnh, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, nhất là trong lĩnh vực thanh toán vốn đầu tư. Theo đó, KBNN Thanh Hóa đã quán triệt tới từng công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tình hướng dẫn các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Đặc biệt, KBNN đã đẩy mạnh việc giao dịch trên dịch vụ công trực tuyến, đã tiết giảm được thời gian đi lại cho khách hàng, đồng thời không để xảy ra tình trạng tồn đọng hồ sơ thanh toán. Ngoài ra, KBNN Thanh Hóa cũng chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai các quy định của pháp luật về kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công, từ đó đã phát hiện kịp thời những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi để có những chấn chỉnh kịp thời.
Hay như tại KBNN Thừa Thiên Huế, theo đơn vị này, nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chính là các khâu lập, thẩm định, phê duyệt, hoàn thiện và ký kết hợp đồng để chủ đầu tư có cơ sở lập thủ tục, hồ sơ gửi đến KBNN đề nghị tạm ứng, thanh toán. Do vậy, để tiến độ giải ngân được thuận lợi và nhanh chóng, rất cần các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp cùng chủ đầu tư để kịp thời cởi bỏ những nút thắt.
Đồng thời, cũng theo KBNN Thừa Thiên Huế, khi có khối lượng được nghiệm thu, ngoài việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thanh toán vốn thì các chủ đầu tư cần tăng cường tổ chức, kiểm tra đối chiếu giữa hồ sơ với chứng từ để đảm bảo thông tin, số liệu đề nghị thanh toán phù hợp với quy định trước khi gửi đến KBNN, hạn chế các sai sót, phải bổ sung hoàn thiện nhiều lần, làm mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.
Hiện KBNN Thừa Thiên Huế đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính theo đúng quy định. Thời gian kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công tại đơn vị đã được rút ngắn, đồng thời, đơn vị đã đẩy mạnh giao dịch trên dịch vụ công trực tuyến, tạo rất nhiều thuận lợi cho các chủ đầu tư, ban quản lý tiếp cận nguồn vốn nhanh.
Điều chuyển vốn tại dự án chậm giải ngân
Từ nay đến cuối năm chỉ còn 5 tháng để các bộ ngành, địa phương hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2022. Chính vì vậy, KBNN trung ương cũng như các tỉnh, thành phố đang nỗ lực thực hiện kiểm soát chi cũng như phối hợp với các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.
KBNN Thanh Hóa đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phát hiện, xử lý và tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc cho các đơn vị trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; bố trí, sắp xếp và xử lý nghiêm các công chức, viên chức năng lực yếu và có biểu hiện gây khó khăn trong thực thi nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng. UBND tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện tổng rà soát các dự án. Đặc biệt, tỉnh đã đưa ra quy định, dự án đến ngày 30/8/2022 vẫn chậm tiến độ giải ngân sẽ bị điều chuyển vốn sang dự án khác. Đối với vấn đề vật liệu xây dựng, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ giao cho các sở, ngành công bố giá vật liệu hàng tháng thay vì hàng quý như hiện nay để làm cơ sở cho các dự án cần điều chỉnh hợp đồng do giá vật liệu tăng, giúp cho chủ đầu tư, nhà thầu chủ động trong việc thi công các dự án, công trình.
Cũng đặt mục tiêu cao trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang chỉ đạo các sở, ban ngành tích cực chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao mặt bằng cho nhà thầu đúng tiến độ để thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án có vướng mắc giải phóng mặt bằng kéo dài, các dự án ODA, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương… Đồng thời, tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư và chính quyền địa phương theo thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt phương án, kế hoạch, tiến hành giải phóng mặt bằng và tái định cư; tăng cường công tác phối hợp, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, củng cố bộ máy, tăng cường năng lực cho các đơn vị chức năng để đẩy nhanh, rút ngắn tiến độ giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Song song đó, KBNN Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu các chủ đầu tư cần quan tâm đúng mức đến công tác quản lý, đôn đốc thu hồi tạm ứng; thực hiện báo cáo đánh giá tình hình tạm ứng gửi kho bạc nơi giao dịch và cơ quan cấp trên của chủ đầu tư, nêu rõ số tạm ứng quá hạn chưa được thu hồi, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý, nhằm hạn chế nợ tạm ứng quá hạn - một nguyên nhân làm cho nguồn vốn đầu tư công giảm hiệu quả.