【kết quả bóng đá tây ban】WHO: 44 triệu trẻ em từ 13

Các sản phẩm thuốc lá thông thường và thuốc lá điện tử đều có hại với sức khoẻ con người. Ảnh minh hoạ:VOV

Hướng tới Ngày Thế giới không Thuốc lá năm nay,ệutrẻemtừkết quả bóng đá tây ban WHO đang tập trung các nỗ lực vào việc bảo vệ thanh thiếu niên, đối tượng được xem là mục tiêu chính của các nhà sản xuất thuốc lá. 

WHO cho biết, hút thuốc làm nghẹt phổi và các cơ quan khác, khiến chúng thiếu oxy cần thiết để phát triển và hoạt động bình thường. Theo báo cáo, các sản phẩm thuốc lá đang tiếp tục giết chết 8 triệu người mỗi năm và gây hại cho sức khoẻ không chỉ của những người hút thuốc trực tiếp và cả với người gián tiếp hít phải khói thuốc lá, làm hạn chế khả năng chống lại các loại bệnh như COVID-19 và tiến trình phục hồi sau khi mắc bệnh.

Trẻ em trở thành mục tiêu

Trong tuyên bố ngày hôm qua, WHO nhấn mạnh rằng các công ty thuốc lá đang cố tình sử dụng các chiến thuật "chết người" để nhắm mục tiêu vào trẻ em và khiến chúng bị cuốn vào việc hút thuốc. Theo WHO, các công ty này đang cố gắng tìm mọi cách để “dụ dỗ” những người trẻ tuổi hút thuốc.

Rudiger Krech, giám đốc truyền thông mảng y tế của WHO cho biết, “ở một số quốc gia không quy định cụ thể, bạn có thể tìm thấy các sản phẩm thuốc lá được xếp gần các quầy bánh kẹo trong siêu thị. Thậm chí, bạn còn có thể thấy thuốc lá được phát miễn phí ở một số nước đang phát triển”. Điều này cho thấy rõ ràng, các công ty thuốc lá đang nhắm mục tiêu đến nhóm khách hàng là trẻ em và thanh thiếu niên. Thực tế, 90% tất cả những người hút thuốc đã bắt đầu tập tành hút thuốc trước 18 tuổi, và đây ắt hẳn không phải là điều ngẫu nhiên. Do vậy, ông Krech cho biết WHO đang nỗ lực để cung cấp cho những người trẻ tuổi kiến ​​thức để chống lại sự thao túng của ngành công nghiệp thuốc lá.

Các chiêu trò tiếp thị “chết người”

Ông Vinayak Prasad, điều phối viên của Đơn vị Không thuốc lá của WHO cho biết, ngành công nghiệp này đã chi trung bình 1 triệu USD/giờ cho việc tiếp thị, nhằm mục đích tìm kiếm và tiếp cận các nhóm khách hàng mới, thay thế cho nhóm khách hàng đã chết hằng năm vì khói thuốc.

Không chỉ thuốc lá truyền thống, các chiến dịch tiếp thị gần đây cũng đẩy mạnh việc quảng bá thuốc lá điện tử như một lựa chọn thay thế an toàn hơn so với thuốc lá thông thường. Dữ liệu từ 39 quốc gia cho thấy khoảng 9% trẻ em từ 13 đến 15 tuổi hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó Mỹ đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng lượng khách hàng sử dụng thuốc lá điện tử.

Trái ngược với những lời quảng bá, WHO vẫn khẳng định thuốc lá điện tử là sản phẩm có hại, gây nghiện và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và phổi. Đáng lo ngại, hầu hết 15.000 hương vị của thuốc lá điện tử được bày bán trên thị trường hiện nay, chẳng hạn như vị kẹo cao su hay kẹo trái cây đều có, để thu hút những người trẻ tuổi có thể tìm đến với thuốc lá sau này.

Ngoài ra, ngay cả trong thời điểm diễn ra đại dịch toàn cầu COVID-19, ngành công nghiệp thuốc lá và nicotine vẫn tiếp tục quảng bá các sản phẩm của họ. Ngành công nghiệp này cũng đưa ra các chiêu trò dụ dỗ như giao hàng tận nơi trong thời gian cách ly và giãn cách xã hội, phát khẩu trang miễn phí có in logo của công ty thuốc lá, và thậm chí, ở một số quốc gia, các công ty này còn vận động để cho các sản phẩm thuốc lá được liệt kê vào nhóm sản phẩm "thiết yếu", WHO tố cáo.

Trong bối cảnh đó, WHO kêu gọi sự chung tay của toàn thể cộng đồng để ngăn chặn các chiến thuật tiếp thị thuốc lá, nhất là các chiêu trò nhắm vào tầng lớp trẻ em và thanh thiếu niên. WHO cũng kêu gọi các nền tảng truyền thông xã hội cấm tiếp thị các sản phẩm thuốc lá.

Đồng thời, ông Adriana Blanco Marquizo, người đứng đầu Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO cho rằng thanh thiếu niên có thể được trao quyền để tự bảo vệ mình, "khi họ hiểu ý định của một ngành công nghiệp thực sự muốn họ vướng vào hành vi gây nghiện chỉ để kiếm lợi nhuận".

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & CNA)

World Cup
上一篇:Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
下一篇:ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc