当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bxh hàn】Đảm bảo công khai, minh bạch trong cách tính giá điện

【bxh hàn】Đảm bảo công khai, minh bạch trong cách tính giá điện

2025-01-25 14:40:01 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Đảm bảo công khai,Đảmbảocôngkhaiminhbạchtrongcáchtínhgiáđiệ<strong>bxh hàn</strong> minh bạch trong cách tính giá điện

Toàn cảnh diễn đàn

Gỡ dần các vướng mắc

Đánh giá về cơ sở khoa học của việc tính giá điện, PGS,TS. Nguyễn Minh Duệ - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng, biểu giá điện hiện nay xây dựng chủ yếu dựa trên chi phí thống kê hoạch toán. Công suất và điện năng, điều chỉnh giá điện mới chỉ chú ý đến các yếu tố làm tăng chi phí, mà chưa quan tâm đến các yếu tố giảm chi phí như mùa nước, tăng công suất của các nhà máy thủy điện, việc giảm tổn thất, hạ giá thành của hệ thống.

"Giá điện khác hẳn với các sản phẩm khác như xăng dầu vì nó chịu ảnh hưởng tức thời của giá thế giới. Hơn nữa, giá điện không đòi hỏi tần suất điều chỉnh ngắn như giá xăng dầu, giá điện cần sự ổn định nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vi mô và an sinh xã hội", ông Duệ nói.
Phát biểu tại diễn đàn, TS. Ngô Đức Lâm - Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam cho biết, mặc dù ngành điện đã có đóng góp lớn cho nền kinh tế và xã hội vì cung cấp đủ điện, đảm bảo an ninh quốc phòng, tuy nhiên, sự đồng thuận của người dân đối với ngành này vẫn chưa cao.

Theo lời ông Lâm, hiện nay Luật Giá quy định 4 nguyên tắc, trong đó có nhấn mạnh đến quyền của người sản xuất và người tiêu dùng. Nhưng thời gian vừa qua vẫn chưa thực sự chú trọng vào quyền của người dùng.

Về phía ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, không nên áp dụng quy định một mức biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt (đồng giá), mà áp dụng chính sách giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang. Còn số bậc phải trên cơ sở các dữ liệu có liên quan để tính toán cụ thể, bảo đảm giá điện được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, phản ảnh các yếu tố đầu vào của sản xuất điện (như giá nhiên liệu, tỷ giá, cơ cấu huy động các nguồn điện và giá điện trên thị trường…), đồng thời cũng phải tính tới tác động của giá điện đối với số đông người tiêu dùng có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Ngoài ra, cũng phải tính tới tác động của việc điều chỉnh giá điện tới nền kinh tế trong vai trò điện là chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất.

Với những bất cập trên, nhiều chuyên gia đề xuất những cơ quan có trách nhiệm như Bộ Công Thương và các Bộ có liên quan cần nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng và công bằng trong cách tính giá điện.

Tạo sự ổn định và đồng thuận trong tính giá điện

PGS,TS. Nguyễn Minh Duệ cũng chia sẻ: “Người tiêu dùng không đòi hỏi giá thấp mà cần một sự minh bạch rõ ràng của ngành điện. Bộ Công Thương với vai trò chủ trì, nên lập Hội đồng thẩm định giá điện có các nhà quản lý, nhà khoa học làm tư vấn thẩm định cho Chính phủ mỗi lần điều chỉnh giá điện”,

Ông Duệ cũng đề nghị không rút gọn xuống 3 hoặc 4 bậc mà để nguyên 6 bậc như hiện nay, với các giải pháp như: tính toán kỹ lưỡng mỗi bậc thang từ bao nhiêu kWh đến bao nhiêu kWh tương ứng với giá là bao nhiêu; đề nghị xác định giá bình quân điện sinh hoạt hợp lý.

Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đưa ra ý kiến, nên xem xét nghiên cứu thêm phương án giá hai bậc: bậc 1 dành cho đối tượng hộ nghèo, khó khăn với mức giá trong khoảng từ 1484 đồng/kWh – 1533 đồng/kWh; với 100kWh ban đầu.

Bậc 2 dành cho tất cả các đối tượng sử dụng điện còn lại với mức giá lũy tiến trên cơ sở tính toán khoa học và số liệu thống kê tin cậy, thể hiện nguyên tắc bình đẳng về giá mua bán điện đối với các hộ có điều kiện, vừa giúp bù đắp được chi phí sản xuất, có lợi nhuận hợp lý.

Để đảm bảo tính minh bạch trong ngành điện ông Đinh Thế Phúc - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực khẳng định, hiện nay trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương có mục công khai minh bạch giá điện, giá xăng dầu. Theo đó, Bộ đã công bố giá thành năm trước, chi phí phát điện, truyền tải, quản lý... chi tiết trên Cổng thông tin điện tử.

Ông Phúc nhấn mạnh, với việc giám sát ghi chỉ số công tơ, Cục đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lắp công tơ điện tử. Hiện nay, hệ thống có hơn 20 triệu khách hàng nhưng chỉ có hơn 2 triệu công tơ điện tử và không thể thay hết cùng một lúc vì mức giá thay công tơ điện tử cao gấp 3-4 lần công tơ thông thường.

Thứ hai, nếu thay đồng loạt công tơ điện tử cũng không thể xử lý ngay được, lại vô cùng lãng phí. Để người dân có thể thuận tiện hơn trong việc giám sát, Cục đã yêu cầu EVN thay đổi cách thức chăm sóc khác hàng. Khách hàng có thể đăng ký số điện thoại và có thể kiểm tra.

Ngoài ra, để giá điện hợp lý, bản thân doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí và người tiêu dùng phải tiết kiệm trong việc dùng điện cho sinh hoạt. ", ông Phúc chia sẻ.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读