【bảng xếp hạng giải vđqg thổ nhĩ kỳ】Hà Nội xác định 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 19:59:14 评论数:

Hà Nội

Hà Nội xây dựng kịch bản phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025 bám sát thực tiễn và khả năng diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Khánh Linh

Ngày 20/9,àNộixácđịnhkịchbảntăngtrưởngkinhtếgiaiđoạbảng xếp hạng giải vđqg thổ nhĩ kỳ Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của thành phố Hà Nội”. Đây là nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng nhằm định hướng về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trong 5 năm tới trong bối cảnh chịu tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19.

Đồng tình với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội cơ bản đồng tình với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Kịch bản cơ sở là phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 7,5% theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; kịch bản 2 là phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 6,5 - 7%, đã bám sát thực tiễn và khả năng diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, để phương án tăng trưởng GRDP được tổ chức thực hiện, thực sự phát huy hiệu quả, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu xây dựng kịch bản thu, chi ngân sách gắn với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế để chủ động bố trí nguồn kinh phí bảo đảm an sinh xã hội (đặc biệt là nguồn lực phòng, chống dịch bệnh) và nguồn vốn để phục hồi, phát triển kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Đồng thời, quá trình hoàn thiện kế hoạch cần tiếp tục cập nhật các nhiệm vụ trung ương giao cho thành phố và các quy định liên quan đến nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025; dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022, làm cơ sở xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương giai đoạn 2022 - 2025 và rà soát lại các yếu tố tác động đến nguồn lực thành phố trong giai đoạn tới như: Khả năng thu ngân sách địa phương, nhất là trong bối cảnh kết quả thực hiện thu năm 2021 được dự báo gặp nhiều khó khăn, làm gia tăng áp lực để bố trí chi ngân sách trong các năm còn lại của kỳ trung hạn; khả năng huy động thực tế các nguồn lực khác...

Để thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhấn mạnh 7 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Trong đó, yêu cầu ưu tiên tập trung phòng, chống dịch Covid-19 để ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Cùng với đó, căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh để có giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố.

Song song đó, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP. Hà Nội; có giải pháp phát huy cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. Hà Nội; quyết liệt giải quyết các vấn đề bức xúc như đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy hoạch; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ...

Mức dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn tính đến khó khăn trong thực tế

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 được xây dựng trong bối cảnh thành phố với vai trò và vị thế Thủ đô có nhiều thuận lợi, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tác động trực tiếp, sâu sắc, toàn diện đến việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách năm 2021, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, cũng như các năm kế tiếp. Do đó, để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Thành ủy Hà Nội yêu cầu cần phải đánh giá, lượng hóa, dự báo đúng và trúng diễn biến của tình hình dịch bệnh, đồng thời, phải có các giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn, hạn chế của giai đoạn 2016-2020.

Đối với Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lưu ý một số yêu cầu định hướng và cơ cấu đầu tư các ngành, lĩnh vực phải bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội được nêu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, 10 Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và thực tiễn phát triển của thành phố trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. Trong đó, cần quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế, đặc biệt là hạ tầng: Giao thông, môi trường, văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội.

Nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên bố trí vốn phải tuân thủ đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các quy định khác có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư công; trong đó lưu ý đối với các dự án cấp bách, quan trọng, các dự án ODA thì tập trung bố trí đủ vốn để sớm hoàn thành theo tiến độ.

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố cũng yêu cầu rà soát tổng mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 bảo đảm phù hợp với các nghị quyết của Quốc hội về tài chính, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của quốc gia; khả năng cân đối ngân sách thời kỳ ổn định 2022 - 2025; đồng thời, đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn từ các nguồn thu theo cơ chế đặc thù và các nguồn thu khác, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và thu ngân sách nhà nước trong năm 2021 và các năm tiếp theo thuộc thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025. Trên cơ sở đó, cần xác định mức dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn có tính đến những khó khăn trong thực tế huy động các nguồn vốn, đảm bảo không bị động trong quá trình triển khai kế hoạch theo quy định tại Luật Đầu tư công.

Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu phải bảo đảm danh mục dự án và phương án bố trí vốn cụ thể theo đúng định hướng, nhất là các công trình trọng điểm có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có tính lan tỏa, kết nối vùng phải được tập trung bố trí nguồn lực đầy đủ, đáp ứng tiến độ đề ra; đặc biệt, cần quan tâm hỗ trợ đầu tư 5 huyện phát triển lên quận vào năm 2025.

Khánh Linh

最近更新