【2 of cups ngược】“Thời gian chính là cuộc sống của bạn”

作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 05:11:44 评论数:
Ông Võ Ca Dao 

Người ta thường nói thời gian là tiền bạc, còn ông thì nói “thời gian chính là cuộc sống của bạn”. Vì sao vậy?

Đúng vậy! Thời gian chính là cuộc sống của bạn, vì chính cách bạn sử dụng thời gian như thế nào sẽ phản ánh cuộc đời của bạn như thế ấy. Diễn giả Jim Rohn có nói như thế này: Bạn là trung bình cộng của 5 người xung quanh bạn. Nếu xung quanh bạn là những người suốt ngày chỉ trích, than thở thì bạn cũng là một người như thế, luôn chê bai, trách móc. Nếu xung quanh bạn là những người tích cực thì bạn cũng sẽ là một người tích cực. Việc bạn sử dụng thời gian như thế nào, cho việc gì cũng thế. Bạn tích cực trồng những hạt giống thiện lành thì bạn sẽ góp cho đời những cái cây ý nghĩa. Bạn dành thời gian chất lượng cho con bạn thì con bạn sẽ được lớn lên trong một môi trường ý nghĩa, giá trị.

Thời gian quý như thế nhưng nhiều người còn khá mơ hồ về khái niệm quản lý thời gian. Ông có thể nói rõ hơn quản lý thời gian là gì không?

Vì thời gian là một tài sản quý giá nên cần học cách khai thác, sử dụng nó cho hiệu quả. Quản lý thời gian nôm na là cách sử dụng 24h mỗi ngày sao cho khoa học, ý nghĩa và hiệu quả để cũng 24h như ai mà mình đạt được mục tiêu đề ra của mình, để mình hiện thực hóa được giấc mơ của mình, tạo ra những thành tựu… chứ không phải để cứ lại chép miệng, than thở: tại không đủ thời gian, tại nọ tại kia, chứ không phải tại vì mình không biết quản lý thời gian.

Vậy theo ông, phải làm gì để quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất?

Để quản lý thời gian hiệu quả, theo tôi, cần biết mục tiêu cuộc đời của mình là gì, hoặc ít ra mục tiêu từng chặng đường đời của mình là gì, ưu tiên của từng giai đoạn cuộc sống là gì. Từ đó, đặt ra những công việc ưu tiên và dành thời gian ưu tiên cho các công việc đó.

 Ông Võ Ca Dao (người đứng) chia sẻ kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả với sinh viên Đại học Huế

Như ông Brian Tracy - tác giả, chuyên gia đào tạo và phát triển cá nhân chuyên về chủ đề phát triển bản thân đã từng chia sẻ: “Chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi việc mình muốn, nhưng chúng ta luôn có đủ thời gian để làm những việc quan trọng nhất”.

Nghĩa là thay vì nhìn vào một danh sách công việc dài đến ngợp, rồi lăn tăn không biết bắt đầu từ đâu, làm sao có thể làm tất cả mọi thứ cùng một lúc, bạn hãy có sự chọn lựa, ưu tiên. Chúng ta chỉ nên tập trung vào những thứ thực sự quan trọng, cần làm ngay và cương quyết bỏ đi hoặc để lại làm sau những thứ thừa thãi, ít quan trọng hơn. Sự thay đổi tư duy này có ý nghĩa rất lớn.

Tất nhiên, để biết được việc nào là ưu tiên và quan trọng nhất, chúng ta không thể bỏ qua câu chuyện thiết lập mục tiêu. Vì nếu chúng ta không biết mình sẽ đi đâu, về đâu, chúng ta sẽ rất mất thời gian trong mớ bòng bong do mình tạo ra và ngày càng trì hoãn trên hành trình vươn tới hạnh phúc, thành công của mình.

Tương tự với doanh nghiệp, nếu như doanh nghiệp không biết đặt ra sự ưu tiên là gì, nhiều khả năng sẽ lãng phí thời gian vào những việc không đâu, đồng nghĩa với lãng phí nguồn lực, tiền bạc vào những việc không cần thiết.

Trong những cách mà người ta thường nói là “mẹo” để quản lý thời gian thì theo ông, cần ưu tiên cái nào hơn cả và vì sao?

Có một khái niệm mang tên là “Bánh xe cuộc đời”. Ở đó, có những cấu phần như sức khỏe, gia đình, phát triển bản thân, tài chính, đời sống giải trí… Tùy vào mỗi giai đoạn thì sự ưu tiên sẽ mỗi khác nhau, chứ hiếm khi nào có thể cân bằng tất cả mọi thứ. Nhưng như một quy luật nhân quả, bạn muốn đời sống tài chính tốt thì bạn phải ưu tiên việc phát triển bản thân, nghĩa là dành thời gian học hỏi các kỹ năng, có những trải nghiệm chất lượng. Hoặc bạn muốn gia đình mình hạnh phúc, mạnh khỏe, trước tiên bạn phải có sức khỏe, khỏe cả tinh thần lẫn thể chất. Như vậy, nếu cần phải ưu tiên, đó chính là sự ưu tiên cho sức khỏe, cho sự phát triển bản thân, cho những điều bên trong chúng ta.

Nếu ngay từ nhỏ các em học sinh đã được học về kỹ năng quản lý thời gian thì sẽ rất tốt cho việc học tập và ra đời làm việc sau này. Tuy nhiên, hiện các trường chưa dạy về kỹ năng quản lý thời gian cho các em. Ông nghĩ sao về điều này?

Thực ra ngay từ nhỏ, các em đã có cơ hội tập tành những kỹ năng quản lý thời gian như làm việc có thời gian biểu, tập hình thành các thói quen tốt. Tuy nhiên, đúng là còn nhiều kỹ năng mềm quan trọng khác giúp các em quản lý thời gian tốt chưa được các trường đưa vào đào tạo. Có những việc nhỏ thôi, nhưng nếu các em sớm làm quen sẽ giúp các em quản lý thời gian tốt sau này, như sổ tay lên kế hoạch; việc hướng dẫn các em nên biết tập ưu tiên cho những việc gì cần làm trước, việc gì để làm sau. Hoặc tương tự, những khái niệm như Nguyên lý Pareto 80-20, Luật Parkinson, Ma trận Eisenhower, phương pháp Pomodoro… nếu được giới thiệu cho các em, ở độ tuổi cấp hai, cấp ba, cùng với những gợi ý thực hành… cũng sẽ giúp các em có được các kỹ năng quản lý thời gian tốt. Nhưng theo quan sát của tôi, việc này, thậm chí còn chưa được đưa vào trong giảng đường đại học, dẫn tới ra trường, nhiều bạn trẻ không có được các kiến thức, kỹ năng này.

 Trong quản lý thời gian, bên cạnh nỗ lực của bản thân mỗi người thì có cần thêm sự hỗ trợ của ai khác nữa không, chẳng hạn như chồng/vợ, gia đình để đạt được mục tiêu đề ra tốt nhất?

Câu hỏi rất hay! Đúng là 24h của mỗi người, nhưng mỗi người lại có những mối ràng buộc với xung quanh nữa, đó là cộng sự, là sếp, là vợ/chồng. Nhiều người không thể ưu tiên được thời gian cho những việc ưu tiên vì đã bị lãng phí vào những cuộc họp vô bổ, tốn thời gian. Hoặc là nếu bạn làm việc trong một môi trường mà các cộng sự không hỗ trợ nhau, không làm việc nhóm cùng nhau… thì công việc sẽ bị ảnh hưởng. Hoặc nếu người chồng, người vợ không đồng cảm, không chia sẻ những công việc như chăm sóc con cái, đỡ đần việc nhà làm bạn đầu tắt mặt tối thì không tài nào quản lý thời gian được cả. Ở những trường hợp như thế, chính thời gian đang nuốt chửng bạn. Bạn không phải đang sống mà trôi qua cuộc sống.

Như trong doanh nghiệp, nếu sếp, đồng nghiệp làm việc không biết quý trọng thời gian, làm việc không khoa học, thiếu kế hoạch… cũng sẽ gây lãng phí thời gian cho mọi người, thậm chí tạo ức chế cho người làm việc khi công việc cứ bị động, phụ thuộc vào người khác mới có thể lên công việc cho mình.

 Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này!

最近更新