【ban ket cup c1】Giá xăng dầu, dịch vụ y tế, giáo dục gây áp lực lên CPI
Kiểm soát tốt
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): 6 tháng đầu năm, CPI có tốc độ tăng bình quân là 1,72%. Mức tăng này cao hơn nhiều so với 0,86% của 6 tháng đầu năm 2015, song vẫn được nhìn nhận là mức tăng khá thấp so với cùng kỳ của các năm trước.
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) phân tích: Thời gian qua, mức tăng CPI được kiềm chế là bởi, 2016 là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, trong đó, tốc độ tăng CPI năm 2016 đặt ra dưới 5%. Theo đó, các bộ, ngành đã và đang tích cực triển khai thực hiện. Cụ thể, ngành Công Thương phối hợp với những ngành liên quan chỉ đạo các DN thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ tết Nguyên đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương. Về quản lý giá xăng dầu, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương điều hành kinh doanh xăng dầu phù hợp tình hình thị trường thế giới và trong nước góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã điều hành lãi suất và tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô. Với cách thức điều hành tỷ giá mới, sau 6 tháng, tỷ giá VND/USD trên thị trường thấp hơn nhiều so với mặt bằng tỷ giá cuối năm 2015 và khá ổn định. Giá vàng trong nước đã tiệm cận và biến động cùng xu hướng với giá vàng thế giới, không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế - xã hội. Hiện nay, giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới gần 200.000 đồng/lượng.
Đi sâu phân tích cụ thể, bà Thủy cho biết: Mặc dù trong dịp tết Nguyên đán, nhu cầu của các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng nhưng do giá xăng dầu và giá cước vận tải trong các tháng đầu năm giảm, nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân nên giá lương thực, thực phẩm không tăng cao. Bằng chứng là, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống 6 tháng đầu năm (nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 11 nhóm hàng chính) chỉ tăng 2,03% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức 4,03% của năm 2014 hay mức 14,78% của năm 2012.
Ngoài ra, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới những tháng cuối năm 2015 và hai tháng đầu năm 2016 giảm mạnh, nên giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm 4 đợt trong quý I. Tính chung nửa đầu năm, giá xăng dầu bình quân giảm 21,07% so cùng kỳ năm trước và giảm 8,6% so tháng 12-2015, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng “Giao thông” trong 6 tháng đầu năm giảm 9,37%, góp phần giảm CPI chung khoảng 0,85%....
Tiềm ẩn nguy cơ
Về tình hình từ nay tới hết năm, bà Thủy nhìn nhận vẫn có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI, đó là giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục, giá xăng dầu... có chiều hướng gia tăng.
Theo bà Đỗ Bích Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá: Giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29-10-2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã có hiệu lực từ ngày 1-3-2016 khiến giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 23,12%, góp phần làm cho CPI 6 tháng đầu năm tăng khoảng 0,86% so cùng kỳ năm trước. Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ được chia ra theo từng đợt vào tháng 8, tháng 10, tháng 11 và tháng 12 tới với sự điều chỉnh lần lượt theo các tỉnh nêu trong công văn. Việc này sẽ gây áp lực đáng kể lên CPI nửa cuối năm.
Đối với dịch vụ giáo dục, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ, thời gian qua, một số tỉnh đã tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm Giáo dục 6 tháng đầu năm tăng 4,47% so cùng kỳ năm trước, góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,22%. Tháng 9 tới, kỳ học đầu tiên của năm học 2016-2017 bắt đầu, lộ trình tăng học phí sẽ được tiếp tục tiến hành nên dự kiến gây tác động nhất định tới CPI nửa cuối năm. “Ngoài giá dịch vụ y tế, giáo dục, từ giữa tháng 3, giá xăng dầu thế giới bắt đầu tăng trở lại. Dự kiến, xu hướng tăng giá xăng dầu này cũng sẽ gây áp lực không nhỏ lên CPI”, bà Ngọc nhấn mạnh.
Xung quanh vấn đề này, bà Thủy bổ sung: Mức tăng CPI bình quân 6 tháng đầu năm chỉ 1,72% là mức an toàn so với mục tiêu kiềm chế CPI dưới 5% đặt ra trong năm nay. Tuy nhiên, những áp lực lên CPI vẫn hiện hữu rõ ràng, nhất là khi không thể lường trước được các yếu tố tác động bên ngoài lên việc tăng giá trong nước. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường. Chính phủ và một số Bộ cũng cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/788e296904.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。