您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【ket qua gh】Rà soát lại các dịch vụ công, chuyển một phần cho xã hội đảm nhận

Cúp C226人已围观

简介Chiều 22/3, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai làm v ...

Chiều 22/3,àsoátlạicácdịchvụcôngchuyểnmộtphầnchoxãhộiđảmnhậket qua gh Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai làm việc với Bộ Nội vụ về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ tác động trực tiếp, có mối quan hệ hữu cơ để góp phần xây dựng tiềm lực về quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh nội sinh, đó là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Điểm lại 5 kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh đến việc tập trung xây dựng hệ thống thể chế chính sách trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được Chính phủ giao.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo tại buổi làm việc 

Cụ thể, 10 năm qua, Bộ Nội vụ đã tham mưu ban hành 46 nghị định liên quan đến lĩnh vực của ngành. Một loạt nghị định trong lĩnh vực tổ chức bộ máy được ban hành để thể chế hóa chủ trương của Đảng theo tinh thần Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và các Nghị quyết 18, 19 hướng tới xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại hơn.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, chính quyền địa phương trong những năm qua đã tạo được sự chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân chủ pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ cũng nhìn nhận còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Khối lượng công việc lớn, nhiều vấn đề nhạy cảm, phức tạp

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên, cơ quan, tổ chức nào của hệ thống chính trị hay bất kể một người dân, dù ở cương vị nào đều cần có trách nhiệm đối với việc thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Bộ Nội vụ cũng không nằm ngoài.

Hơn 10 năm qua thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc gắn với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong hệ thống chính trị.

Bà Trương Thị Mai nhìn nhận, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ tương đối rộng và có những phạm vi phức tạp, nhạy cảm. Những gì Bộ Nội vụ làm được trong thời gian qua, đi đến một mục tiêu cuối cùng “xây dựng được nền hành chính Nhà nước hiện đại, thông suốt, hiệu quả”.

Thường trực Ban Bí thư khái quát 3 kết quả nổi bật, trong đó điều quan trọng là việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ theo phạm vi chức trách được phân công.

Bộ đã đạt được những kết quả tiến bộ, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó, công tác tham mưu, trước hết là sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế là một khối lượng rất lớn mà Bộ Nội vụ đã triển khai. Riêng năm 2023, Bộ trình 22 Nghị định, 19 thông tư là khối lượng rất lớn.

Các đạo luật, nghị định, các văn bản Bộ Nội vụ xây dựng tương đối tốt như Luật Cán bộ, Công chức; Luật Viên chức; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức Chính quyền địa phương…

Khối lượng không chỉ lớn mà còn có nhiều vấn đề nhạy cảm, phức tạp như các nghị định liên quan đến xã, phường, thị trấn để giải quyết được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, công chức. Hay như việc sắp xếp xã, phường, xã, huyện không đủ tiêu chuẩn; vấn đề tiền lương cũng rất nhạy cảm…

Những vấn đề mới luôn luôn khó

Thường trực Ban Bí thư cho biết, sắp tới Chính phủ sẽ sơ kết Nghị quyết 19 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó sẽ có tính toán rà soát lại các dịch công để chuyển một phần những việc mà Nhà nước không cần thiết phải làm cho xã hội đảm nhận.

Thí dụ như đăng kiểm chuyển hoàn toàn từ Nhà nước qua một phần Nhà nước, một phần tư nhân hay như công chứng cũng vậy.

“Tuy nhiên việc này không phải chuyển một cách đơn giản mà phải có quá trình thận trọng để quản lý nhà nước không có tiêu cực”, bà Mai lưu ý.

Thường Trực Ban Bí thư cho rằng, vấn đề đổi mới, sáng tạo theo tinh thần Kết luận 14 của Bộ Chính trị về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung là một điểm khó.

Tuy nhiên, bà hy vọng trong năm nay, Bộ Nội vụ sẽ ban hành và chấp nhận bước đi đầu tiên, có thể chưa phải đáp ứng toàn bộ nhưng sau một thời gian làm sẽ tiếp tục điều chỉnh. Bởi những vấn đề mới luôn luôn khó.

Một vấn đề nữa cũng được bà Mai lưu ý đó là Bộ Nội vụ tham mưu xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày một đáp ứng công việc tốt hơn.

“Một đội ngũ cán bộ cùng với bộ máy hành chính Nhà nước tốt thì chắc chắn là góp phần cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc tốt hơn”, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Bà Trương Thị Mai lưu ý Bộ Nội vụ trong hoàn thiện thể chế chính sách, càng làm càng phải có bước tiến bộ; càng hoàn thiện thể chế, chính sách thì phải đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia vững chắc, đất nước phải phát triển tốt, không để sơ hở, không để bị lợi dụng.

“Thể chế chính sách cũng là một mảnh đất mà có thể can thiệp, tác động nên cần nâng cao cảnh giác trong quá trình hoàn thiện để đảm bảo đất nước phát triển tốt hơn, an ninh quốc phòng, giữ vững; đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ”, Thường trực Ban bí thư lưu ý.

Bộ trưởng Nội vụ và những ngày ‘mất ăn, mất ngủ’ sắp xếp bộ máy

Bộ trưởng Nội vụ và những ngày ‘mất ăn, mất ngủ’ sắp xếp bộ máy

Lần đầu tiên trong lịch sử sắp xếp tổ chức bộ máy, các bộ ngành đã cắt giảm 17 tổng cục, 8 cục, 145 vụ; địa phương giảm 711 phòng thuộc sở ban ngành; cả nước giảm hơn 1.000 đơn vị sự nghiệp công lập.

Tags:

相关文章