Nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn,ảnhgiácvớikhuyếnmãisiêugiảmgiácuốinăkết quả bayern munich hôm nay nhiều cửa hàng không ngần ngại đưa ra các khẩu hiệu gây sốc người tiêu dùng. Tâm lý chung của các hệ thống siêu thị, chủ cửa hàng bán lẻ, cửa hàng thời trang… là buôn bán cả năm cũng không bằng vài ngày Tết; vì vậy mà đa số hệ thống bán buôn, bán lẻ đua nhau giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng, gia tăng doanh thu. Nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn, nhiều cửa hàng không ngần ngại đưa ra các khẩu hiệu gây sốc người tiêu dùng như: “Bán hàng không lợi nhuận”, “giảm giá tận đáy”, “tổng xả hàng cuối năm”, “giảm giá, thanh lý mặt bằng”, “giải phóng hàng tồn”, “đại hạ giá”, “khuyến mãi khủng”, “giảm giá 50%”… Đa số các mặt hàng giảm giá, xả hàng dịp này chủ yếu là hàng thời trang, giày dép, mỹ phẩm, chăn, drap, gối, nệm, đồ nội thất, điện tử, điện lạnh. Các cửa hàng thời trang quảng cáo giảm giá 50% sản phẩm hay nhiều cửa hàng chăn, drap, gối, nệm giảm giá sốc đến 70% với lý do thanh lý hàng để trả mặt bằng. Trước một "rừng" biển quảng cáo giảm giá cực sốc, phần nào đó đã thu hút được lượng khách tìm đến cửa hàng lựa chọn sản phẩm. Không riêng mặt hàng thời trang “săn" khách vào mùa Tết, nhiều cửa hàng điện lạnh, điện máy cũng rầm rộ giảm giá và tung khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng, tăng doanh thu với các chương trình: Quà Tết trao tay; quà Tết online; mừng Tết lớn, khuyến mãi lớn... với không ít mặt hàng giảm giá đến 50%. Theo đó, hàng nghìn sản phẩm điện máy từ các tập đoàn điện máy hàng đầu như Samsung, Sony, LG, Panasonic, Toshiba, Sharp… đều giảm giá. Tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh các thương hiệu Toshiba, LG, Electrolux, Sharp… công nghệ mới 2017 - 2018 giảm đến 35%. Ngoài ra, các sản phẩm gia dụng, thiết bị nhà bếp... đồng loạt giảm giá mạnh, đồng giá nhiều mức: 10.000 đồng/sản phẩm, 95.000 đồng/sản phẩm, 150.000 đồng/sản phẩm, 200.000 đồng/sản phẩm.Trước tình trạng giảm giá, khuyến mãi "choáng ngợp", người tiêu dùng tha hồ lựa chọn để mua sắm, tuy nhiên không ít người có phần dè chừng với thông tin giảm giá trên. Thực tế cho thấy, nhiều cửa hàng lợi dụng không khí nhộn nhịp mua sắm trong dịp cận Tết Nguyên đán đã trà trộn hàng chất lượng kém vào hàng thương hiệu bằng cách gắn mác mới để “ăn theo”, hoặc nâng giá lên cao rồi hạ xuống thấp - gọi là giảm giá. Mong muốn hàng hóa chất lượng, thị trường lành mạnh, ông Nguyễn Văn Bách, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, lực lượng quản lý thị trường đang tập trung nắm tình hình thị trường tại các quận trung tâm có nhiều kênh phân phối để sàng lọc, tránh hàng giả len lỏi vào các cửa hàng thời trang, tiêu dùng, thực phẩm...; chủ động kiểm soát các tổng đại lý, đại lý phân phối, cửa hàng không để hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán trên thị trường; kịp thời xử lý hàng thực phẩm không an toàn; hàng tiêu dùng, thời trang kém chất lượng, giả mẫu mã. “Chi cục Quản lý thị trường đang chuẩn bị tốt vấn đề kho bãi để xử lý hàng giả, tuyệt đối không cho hàng giả tuồn ra thị trường trong dịp Tết. Người tiêu dùng khi phát hiện hàng giả, hàng nhái không đúng chất lượng nên báo ngay cho quản lý thị trường để kịp thời ngăn chặn, xử lý”, ông Nguyễn Văn Bách cho biết thêm. Không chỉ quản lý chất lượng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán, Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cũng đã có công văn yêu cầu các đơn vị quản lý chặt về giá cả, chất lượng hàng hóa cuối năm. Theo đó, Sở sẽ phối hợp với Sở Tài chính cùng UBND các quận, huyện theo dõi tình hình giá cả thị trường thông qua hoạt động kiểm tra, xử lý kiên quyết vi phạm về giá tại các điểm bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thị trường. Theo TTXVN |