Nội dung trên được Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh cho biết tại tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh- nhìn từ lĩnh vực Hải quan” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hôm nay (11-8).
Tháng 3-2015,ẽđạtmụctiêugiảmthờigianthôngquantheoNghịquyếlịch thi đấu cúp ý Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/2015/NQ-CP lần thứ hai về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nghị quyết lần này xác định mục tiêu trong 2 năm tới: “Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính… Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng chuyển sang hậu kiểm”.
Đặc biệt, Nghị quyết đề ra mục tiêu phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 6 vào năm 2015 và ASEAN 4 vào năm 2016.
Đối với riêng ngành Hải quan, Nghị quyết còn nêu rõ phải phấn đấu thông quan hàng hóa nhập khẩu từ 21 ngày xuống còn 13 ngày (2015) và 12 ngày (2016); giảm 10-20% chi phí; 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu….
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh khẳng định, suốt thời gian qua, ngành Hải quan đã luôn nỗ lực để phấn đấu đạt các mục tiêu trên.
Trong năm 2014, nhiều Luật đã được sửa đổi trên cơ sở Hiến pháp mới như Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế và trong năm 2015 là Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).
Tổng cục Hải quan cũng đã có văn bản chỉ đạo nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể rõ ràng tới từng Cục, Chi cục trong ngành để tạo thuận lợi trong tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp nhằm giảm tối đa thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.
Hiện tại, với hầu hết các hồ sơ thuộc luồng Xanh, thời gian thông quan có thể tính bằng giây. Thời gian kiểm tra hồ sơ giấy cho doanh nghiệp cũng không quá 2 giờ kể từ khi tiếp nhận và thời gian kiểm tra thực tế không quá 8 giờ.
“Có thể nói ngành Hải quan đã có sự chuẩn bị tương đối lâu dài, bên cạnh đó đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành khác nên các mục tiêu đặt ra về giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trong năm 2015 sẽ đạt được”, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh nói.
Hiện nay, hầu hết các thủ tục hành chính đều được cải thiện cơ bản, tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm vướng mắc nổi lên của doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan vẫn là kiểm tra chuyên ngành.
Liên quan tới vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh cho biết: Vừa qua, Tổng cục Hải quan đã cùng các bộ, ngành để rà soát lại các văn bản quy định về văn bản, thủ tục quản lý chuyên ngành.
Đến nay, đã có 9/19 Luật, 19/54 Nghị định, 126/186 các loại văn bản từ Thông tư, Quyết định, công văn chỉ đạo của các bộ, ngành được rà soát.
Trên thực tế, nhiều bộ, ngành đã sửa đổi văn bản cho phù hợp với thực tế. Riêng ngành Hải quan đã tăng cường lực lượng hậu kiểm, đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan.
Đánh giá cao những cải cách, nỗ lực của ngành Hải quan suốt thời gian qua, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo đúng tinh thần của Nghị quyết 19, sự cố gắng của riêng ngành Hải quan là chưa đủ.
“Tôi cho rằng các nội dung, mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 19 sẽ đạt được nếu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực sự quyết tâm, vào cuộc sát sao. Điều này được thể hiện thông qua việc các bộ, ngành, địa phương tổ chức đánh giá thường xuyên quá trình triển khai các nội dung nêu trong Nghị quyết 19. Đơn vị nào làm tốt thì khen thưởng và ngược lại đơn vị nào không làm được thì cần có biện pháp xử lý, thậm chí có thể thay thế lãnh đạo bộ, ngành làm chưa tốt đến khi nào có người làm tốt mới thôi”, TS. Nguyễn Đình Cung bày tỏ quan điểm.