【bxh afc cup】Liên kết phát triển dịch vụ logistics của vùng Bắc Trung bộ

时间:2025-01-25 18:32:25 来源:Empire777
Hà Tĩnh: Thông quan 26 triệu tấn hàng qua cảng biển
Hải quan Hà Tĩnh: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 4 tỷ USD
Liên kết phát triển dịch vụ logistics của vùng Bắc Trung bộ
Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: Q.K

Hà Tĩnh nằm trên trục giao thông huyết mạch, là cửa ngõ XNK của toàn bộ khu vực Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ với thị trường Lào, Đông Bắc Thái Lan. Đồng thời, khu vực cảng Vũng Áng là điểm tập kết, cửa ngõ ngắn nhất ra biển Đông giúp kết nối hàng hóa quá cảnh của hai thị trường này với cụm cảng nước sâu Cái Mép, Lạch Huyện để thông thương với các quốc gia trên thế giới và ngược lại.

Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo các đơn vị trao đổi, chia sẻ thông tin cùng những đề xuất, kiến nghị cụ thể với mục tiêu tạo ra được sự đồng thuận và tầm nhìn chung, hướng tới sự kết nối, đồng hành để phát triển các dịch vụ logistics qua tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới; đem lại sự phát triển đột phá cho ngành logistics cũng như làm tăng thêm các hoạt động giao thương hàng hóa Quốc tế giữa hai nước Việt – Lào

Thượng tá Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc,Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, ngày 10/4/2021, đơn vị và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có các giải pháp phối hợp đồng bộ, cụ thể là việc ký biên bản hợp tác và triển khai đón chuyến tàu container đầu tiên cập cảng Vũng Áng.

Với vai trò là trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh là cửa ngõ XNK hàng hóa của khu vực Bắc Trung Bộ với thị trường Lào, Đông Bắc Thái Lan qua các cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Cha Lo bằng tuyến quốc lộ 8A và quốc lộ 12. Với sự phát triển hệ thống ICD, các dự án kết nối từ các vùng kinh tế trọng điểm tại Lào với Hà Tĩnh bằng đường sắt, đường bộ sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, với vị trí địa lý thuận lợi cũng như hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, Hà Tĩnh là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dịch vụ logistics. Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh xác định, dịch vụ logistics là 1 trong 4 cụm ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh cần tập trung để tạo đột phá phát triển trong thời kỳ 2021-2030, phấn đấu đưa Hà Tĩnh trở thành trung tâm logistics của vùng Bắc Trung bộ.

Với lợi thế trên, để khai thác tiềm năng tại các cảng, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã giới thiệu giải pháp phát triển dịch vụ logistics với khu kinh tế Vũng Áng - cảng quốc tế Lào Việt là điểm tập kết.

Theo lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, đây là cửa ngõ ngắn nhất ra biển Đông, giúp kết nối hàng hóa XNK của khu vực, hàng hóa quá cảnh của hai thị trường này với cụm cảng tại TPHCM, Cái Mép (Bà Rịa- Vũng Tàu), Lạch Huyện (Hải Phòng) để thông thương với các quốc gia trên thế giới và ngược lại.

Liên kết phát triển dịch vụ logistics của vùng Bắc Trung bộ
Với tần suất 2 - 4 chuyến/tháng, góp phần giúp các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Vũng Áng đảm bảo hoạt động XNK hàng hóa. Ảnh: Q.K

Để kết nối liên vùng, phát triển thị trường Việt-Lào, ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, phát triển tuyến vận tải container nội địa kết nối Hà Tĩnh là một mắt xích quan trọng tại Bắc Trung Bộ với các cụm cảng cửa ngõ tại Hải Phòng, TPHCM, Cái Mép trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng năng lực vận chuyển.

Cùng vơi đó, phát triển dịch vụ logistics với tầm nhìn Hà Tĩnh là cửa ngõ xuất khẩu của toàn bộ khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Trung Quốc sang thị trường Lào, Đông Bắc Thái Lan và ngược lại. Chiến lược này sẽ mang đến giải pháp tổng thể, cắt giảm chi phí, thời gian cho các doanh nghiệp trên địa bàn và các doanh nghiệp Lào, Thái Lan…

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc cảng Quốc tế Lào - Việt cho biết, hàng hóa thông qua cảng bình quân trong 5 năm, từ 2017 – 2021 chủ yếu là hàng tổng hợp. Từ tháng 4/2021 đến nay, cảng liên tục triển khai các dịch vụ hàng container đối với tàu của Tân cảng Shiping thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn với tần suất 2 - 4 chuyến/tháng, góp phần giúp các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Vũng Áng cũng như trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh trong khu vực hoạt động ổn định, đảm bảo xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hiện nay, cảng đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại, sẵn sàng tiếp nhận các loại hàng tiềm năng khác, như: gạo, phân bón, nguyên phụ kiện công nghiệp... đóng container. “Với năng lực hiện tại, cùng định hướng phát triển, cảng luôn đáp ứng nhu cầu của doanh ghiệp, hãng tàu có hàng container thông qua cảng Quốc tế Lào - Việt”- ông Nguyễn Anh Tuấn cam kết.

Nêu giải pháp về kết nối vùng, ông Đỗ Xuân Minh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân cảng cho biết, sản lượng hàng hóa XNK trong 9 tháng năm 2021, có trên 70 doanh nghiệp tham gia làm thủ tục xuất hàng qúa cảnh 74 doanh nghiệp, với sản lượng gần 172.000 tấn, dự kiến sản lượng cả năm sẽ tăng hơn 73%; có 50 doanh nghiệp tham gia nhập hàng qúa cảnh, với sản lượng trên 204.000 tấn, dự kiến cả năm sản lượng tăng trên 90%.

Phát triển dịch vụ logistics với khu kinh tế Vũng Áng - cảng quốc tế Lào Việt là cơ hội gia tăng các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu như sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị dụng cụ, phân bón, thức ăn gia súc..

Doanh nghiệp Việt Nam có thể phối hợp với doanh nghiệp Lào xây dựng, hình thành các chuỗi sản xuất-cung ứng có lợi thế như khai thác, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cao su, cà phê, hạt điều, sản phẩm dệt may…

Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút các luồng hàng hóa đang có sẵn như hàng quá cảnh từ cửa khẩu Cha Lo để xuất đi các nước.

Với tầm nhìn trong dài hạn, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đồng hành cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng chiến lược hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của vùng Bắc Trung bộ.

推荐内容