【lich thi bóng đá hôm nay】Vất vả vì doanh nghiệp FDI nợ thuế bỏ trốn

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:49:43

vat va vi doanh nghiep fdi no thue bo tron

Công chức Hải quan Bình Dương kiểm tra nguyên liệu sản xuất NK. Ảnh: T.H

Nợ chồng nợ

TheấtvảvìdoanhnghiệpFDInợthuếbỏtrốlich thi bóng đá hôm nayo tìm hiểu của chúng tôi tại Cục Hải quan Bình Dương, hiện có trên 30 doanh nghiệp FDI nợ thuế chuyên thu và tạm thu, với tổng số nợ trên 55 tỉ đồng. Hầu hết chủ các doanh nghiệp là người nước ngoài đã bỏ trốn, doanh nghiệp ngưng hoạt động.

Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó trưởng Phòng Thuế XNK, Cục Hải quan Bình Dương cho biết, số nợ thuế tại đơn vị nêu trên hầu hết phát sinh từ nhiều năm trước đây, nên hiện nay, có những DN ngoài số nợ thuế NK, thuế GTGT hàng tỉ đồng, nhưng phát sinh thêm nợ phạt chậm nộp khiến nợ cứ chồng nợ theo thời gian.

Trong đó, có trường hợp của Công ty Giày Delta nợ phạt chậm nộp gần 2 tỉ đồng từ năm 1995. Trường hợp này Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn chưa xử lí được.

Công ty TNHH Diing Long Việt Nam còn các khoản nợ tồn đọng, các khoản phải truy thu gần 23 tỉ đồng từ năm 2009. Đối với trường hợp này, sau khi xác minh tại Ban quản lí khu công nghiệp Bình Dương và Cục Thuế tỉnh Bình Dương về tình trạng của DN, Cục Hải quan Bình Dương đang yêu cầu làm thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp này để thu hồi nợ.

Hay trường hợp nợ trên 5,4 tỉ đồng của Công ty TNHH Spectra Polymers tại Chi cục Hải quan KCN Việt Hương từ năm 2009; trong đó, thuế GTGT của hàng nhập kinh doanh trên 41 triệu đồng; thuế GTGT của nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 5,4 tỉ đồng... số nợ này chưa tính số tiền phạt chậm nộp trong hơn 3 năm qua.

Khó có khả năng thu hồi

Theo Cục Hải quan Bình Dương, căn cứ vào thẩm quyền, đơn vị thường xuyên tổ chức rà soát nợ thuế để kịp thời có những xử lý các vụ việc phát sinh, thực hiện các biện pháp quản lí nợ, đốc thu.

Trong đó, khi phát sinh nợ, các bộ phận chức năng tiến hành phân tích, phân loại nợ đọng để phân loại doanh nghiệp và có biện pháp cụ thể từng trường hợp. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương, Cục Thuế, Sở kế hoạch Đầu tư, Ban Quản lý KCN để xác minh tình trạng doanh nghiệp.

Đối với các trường hợp nợ thuế của doanh nghiệp FDI nêu trên, Cục Hải quan Bình Dương đã áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tài khoản tiền gửi; đề nghị dừng xuất cảnh chủ doanh nghiệp, nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, chuyển hồ sơ của doanh nghiệp không thanh khoản hợp đồng gia công và doanh nghiệp nợ thuế sang cơ quan Công an phối hợp xử lý; phối hợp cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương, Tòa án Nhân dân, ngân hàng thu hồi nợ khi phát mãi tài sản của doanh nghiệp...

Tuy nhiên, các biện pháp nêu trên hầu hết không phát huy được tác dụng, các khoản nợ thuế vẫn khó có khả năng thu hồi. Bởi vì, khi ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng cũng không còn xu nào!

Đối với tài sản của doanh nghiệp, nếu có thì phần lớn được thế chấp tại ngân hàng. Nhiều trường hợp nợ thuế, Cục Hải quan Bình Dương đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên quy định tại điều 93 Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, tài sản của doanh nghiệp chỉ còn lại một số ít dụng cụ nhỏ, giá trị thấp... nên số nợ thuế vẫn treo từ năm này qua năm khác, khó có khả năng thu hồi được./.

Lê Thu

顶: 77334踩: 8447