当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả trận ấn độ】Bài 1: Thiết thực Đề án Hậu Giang xanh

Bài 1 Thiết thực Đề án Hậu Giang xanh.mp3

Với mục tiêu hướng đến xây dựng Hậu Giang ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp,ếtthựcĐềnHậkết quả trận ấn độ lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh (Đề án) nhằm làm thay đổi nhận thức người dân trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để tạo nền tảng vững chắc cho tỉnh phát triển kinh tế xanh, là nơi đáng sống thì rất cần sự nỗ lực từ các ngành, các cấp, hội đoàn thể trong tuyên truyền, vận động và tích cực của Nhân dân tham gia chung tay thực hiện các mục tiêu Đề án.

Thông qua thực hiện Đề án Hậu Giang xanh đã góp phần cho cảnh quan môi trường ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp.

Thời gian qua, thực hiện Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mục tiêu, nhiệm vụ mà Đề án đã đề ra, góp phần bảo vệ môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.

Tăng cường tổ chức thực hiện

Để thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các cơ sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể và các địa phương đã đưa ra nội dung chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vào quy chế, quy ước để bình xét tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu vực, ấp văn hóa. Tất cả 525 ấp, khu vực đã đưa nội dung về bảo vệ môi trường trong quy chế, quy ước cộng đồng và 75 xã, phường, thị trấn đã đưa nội dung việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy chế, quy ước vào bình xét tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu vực, ấp văn hóa. Đồng thời, duy trì các cuộc thi mô hình có cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn, những trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện cải tiến, nâng cấp chuồng trại, ao nuôi, biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, kết quả nổi bật của Đề án là trong thời gian qua không có trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong quản lý chất rắn sinh hoạt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Có được kết quả trên là nhờ trong suốt thời gian qua các cấp, các ngành, hội đoàn thể và người dân trên địa bàn tỉnh đã chung tay thực hiện bảo vệ môi trường. Bà Dương Thị Thùy Trang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phụng Hiệp, cho biết: Để thực hiện Đề án, các cấp hội trong huyện đã tăng cường tuyên truyền nội dung, mục tiêu của Đề án và vận động hội viên tích cực thực hiện. Theo đó, hội đã lồng ghép vào các chương trình, tổ chức thực hiện. Điển hình hiện nay trong phong trào học tập 8 tiêu chí Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” sâu rộng trên toàn huyện nhằm giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng nội dung cuộc vận động, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của chị em.

Trên cơ sở hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phụng Hiệp và tình hình thực tế của địa phương; rà soát, đánh giá thực trạng việc thực hiện các tiêu chí “5 không, 3 sạch” để xác định tiêu chí cần ưu tiên, cần hỗ trợ đối với hội viên, phụ nữ, qua đó xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện ở đơn vị mình. Dự kiến đến cuối năm 2024, có 16.612 hộ hội viên phụ nữ đạt 8 tiêu chí gia đình “5 không, 3 sạch”, có 128/128 chi hội dự kiến giúp cho 512 hộ đạt mới.

Nhằm đưa cuộc vận động vào thực tiễn hoạt động của các cấp hội tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phụng Hiệp thực hiện mô hình xây dựng tổ, nhóm 5 không 3 sạch kiểu mẫu; ấp 5 không, 3 sạch kiểu mẫu, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trong năm 2024, hội đã xây dựng được 6 ấp và 24 tổ đạt 5 không, 3 sạch kiểu mẫu, với 2.891 hộ hội viên, phụ nữ. Nâng tổng số đến nay toàn huyện Phụng Hiệp có 16 ấp và 168 tổ, nhóm “5 không, 3 sạch kiểu mẫu”, với 8.125 hộ tham gia hoạt động hiệu quả tại địa phương.

Ông Nguyễn Tấn Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho biết: Sau khi ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Đề án để thực hiện, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác kiểm soát ô nhiễm từ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Phối hợp cùng với Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của huyện chỉ đạo các xã, thị trấn và ban, ngành, đoàn thể thực hiện việc cải thiện cảnh quan môi trường, xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường ở địa phương. Qua 4 năm thực hiên Đề án đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là về thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn trên địa bàn huyện.

Nhiều kết quả nổi bật

Ông La Trọng Kỳ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cho biết: Việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án đã góp phần cho môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp. Các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, đến nay có khoảng 96,04% hộ dân được tiếp cận, đã thành lập đi vào hoạt động 434 tổ vệ sinh môi trường, đạt 82,67% trong tổng số ấp, khu vực.

Bên cạnh đó, tỉnh đã vận động hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không phù hợp với quy hoạch thực hiện ngừng nuôi hoặc di dời đến nơi phù hợp quy hoạch với 3.107 hộ chăn nuôi gia súc và 474 hộ nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, các địa phương đã thực hiện che phủ cây xanh ở các tuyến đường giao thông tại đô thị, nông thôn, khu vực công cộng và khu dân cư đạt tỷ lệ chiều dài tuyến đường giao thông được trồng cây xanh ven đường 91,52% và tỷ lệ diện tích khu vực công viên được trồng cây xanh là 90,16%.

Theo bà Lê Thị Thùy Như, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành A, trên cơ sở mục tiêu Đề án, đến nay trên địa bàn huyện Châu Thành A có 100% hộ dân thực hiện việc phân loại rác tại nguồn đạt 100% chỉ tiêu Đề án đề ra. Tuy nhiên, người dân chỉ phân loại theo 2 nhóm là nhóm bán phế liệu và nhóm còn lại, chưa phân loại 3 nhóm như Luật Bảo vệ môi trường quy định. Còn đối với chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nông thôn, có 20.139 hộ thực hiện thu gom và xử lý, đạt 93% tỷ lệ hộ dân trên địa bàn.

Từ năm 2021 đến nay, huyện Châu Thành A đã thành lập và đi vào hoạt động 47/58 tổ vệ sinh môi trường, đạt 81% số tổ vệ sinh môt trường cần thành lập, đạt 100% chỉ tiêu Đề án. Tổng số hộ chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn huyện được rà soát năm 2021 là 2992 hộ, trong đó số hộ chăn nuôi không phù hợp là 257 hộ. Qua tuyên truyền vận động hộ dân đã nghỉ nuôi 206 hộ, giảm 80% số hộ nuôi không phù hợp, đạt 100% chỉ tiêu Đề án. Tổng số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là 218 hộ, trong đó không phù hợp quy hoạch (nuôi cá lồng bè trên sông, kênh, rạch) là 15 hộ. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn tuyên truyền vận động người dân nghỉ nuôi 12 hộ, giảm 80% hộ chăn nuôi, đạt 100% chỉ tiêu Đề án.

Sau 4 năm thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, đến nay tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt 92,13%, trong đó ở đô thị 93,60% và ở nông thôn 91,53%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại hộ gia đình được thu gom, xử lý tập trung hoặc tự xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 91,43%, trong đó ở đô thị 92,21% và ở nông thôn 91,12%. Hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó chăn nuôi gia súc, gia cầm là 97,71% và nuôi trồng thủy sản là 96,44%. Tỷ lệ thu gom, chuyển giao xử lý vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng qua các năm từ 7,39%-18,73%.

 

T.XOÀN

Bài 2: Nhiều vấn đề còn nan giải

分享到: