游客发表
Những năm gần đây, do giá mía không ổn định, nhiều hộ dân phá mía nuôi tôm hoặc trồng các loại hoa màu khác. Hiện chỉ còn hơn 500 hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình giữ lại diện tích mía.
Ngao ngán mùa thu hoạch
Ông Nguyễn Văn Thiện, ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, bộc bạch: "Xong mùa vụ này, gia đình chuyển sang trồng màu, diện tích xa nơi ở thì nuôi tôm. Trồng mía mà giá cả bấp bênh thế này sao cầm cự nổi".
Ông Nguyễn Văn Thiện, ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực bán mía cho thương lái tỉnh Hậu Giang. |
Chị Phạm Thị Chi, cùng ấp Phủ Thờ, cho biết: "Năm trước giá mía nguyên liệu được thương lái thu mua từ 900-1.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi công lãi hơn 5 triệu đồng. Năm nay, gia đình thu hoạch dự kiến hơn 80 tấn mía nguyên liệu. Giá mía quá thấp, nhưng giá nhân công tăng 250.000 đồng/tấn, trừ các khoản chi phí sẽ không còn tiền để chi xài, mua sắm Tết cho gia đình".
Ông Trần Văn Cường, Ấp 9, xã Trí Lực, gần 20 năm trồng mía, cho biết: "Năm nay giá mía quá thấp nên gia đình đang lưỡng lự giữa giữ mía hay phá bỏ để nuôi tôm. Lao động ở địa phương đi làm ăn các công ty ngoài tỉnh nên nhân công thu hoạch mía thiếu nghiêm trọng, giá cao. Hiện mía đã trổ cờ, chúng tôi trắng mắt chờ giá và tìm nhân công thu hoạch. Tình cảnh này thấy ngao ngán quá".
Thương lái chưa mặn mà
Ông Lê Văn Bình, thương lái ở tỉnh Hậu Giang, có nhiều năm mua mía trên địa bàn xã Trí Lực, chia sẻ: "Đoàn ghe mua mía chúng tôi hơn 8 chiếc, đang mua mía trên địa bàn xã Trí Lực. Chuyến đầu tiên bị lỗ hơn 4 triệu đồng. Nguyên nhân do chữ đường thấp, bị trừ tạp chất, vận chuyển xa, nằm chờ bãi lâu tốn nhiều chi phí mà nhà máy mua vào giá thấp".
Năm trước, nhà máy đường ở xã Trí Phải hoạt động nên chi phí ít, ông Bình mua mía giá cao hơn, năm nay phải vận chuyển tới Hậu Giang nên đội chi phí. Hơn nữa, "nghề mua mía này luôn lệ thuộc vào chữ đường, “hên” gặp chữ đường cao thì có lãi. Mà việc đo chữ đường phụ thuộc vào nhà máy, chúng tôi không biết trước được”, ông Bình nói.
Ông Nguyễn Bá Sơn, Ấp 4, xã Thới Bình, là thương lái thu mua mía nhiều năm trên địa bàn huyện, cho biết: Mùa vụ này, chuyến đầu tiên tôi mua mía cho nông dân giống Rốc 16 giá 800 đồng/kg, vận chuyển 4 ghe mía tới nhà máy bị lỗ gần chục triệu đồng. Chuyến này đang mua giá 700-750 đồng/kg tuỳ loại mía, nhưng tâm trạng luôn hoang mang, không biết lời hay lỗ. Có thể chuyến sau sẽ mua giảm từ 15-20 đồng/kg so với hiện nay, vì nhà máy đã thông báo giá thu mua mới sẽ giảm".
Ông Lâm Thanh Hà, Chủ tịch UBND xã Trí Lực, bày tỏ: "Tuy đầu vụ nhưng nông dân trồng mía đang gặp khó khăn. Hiện thương lái chú trọng nhiều vào giống mía Rốc 16. Còn diện tích lẫn lộn giá kém hơn. Việc nông dân có duy trì trồng mía hay không còn phụ thuộc nhà máy đường có hoạt động nữa hay không".
Chuyện giữ cây mía hay phá bỏ đang là vấn đề “nóng” chờ lời giải. Mong các cấp, các ngành chức năng cùng địa phương nhanh chóng có những định hướng để cây mía Thới Bình còn chỗ đứng trong những năm tiếp theo./.
Huỳnh Măng
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接