【c2 lịch thi đấu】Không nên quá lo lắng về nợ công
Vay cho đầu tư phát triển
Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết,ôngnênquálolắngvềnợcôc2 lịch thi đấu đối với tình hình nợ công ở Việt Nam, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội đến 31-12-2010 tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2% và nợ công là 57,3%. Trong kế hoạch trình với Quốc hội ước đến 31-12-2011 nợ công là 54,6%, đến hết 31-12-2012 nợ công ước tính là 58,4%.
Chỉ số này tính trên cơ sở dự kiến kịch bản tăng trưởng 6%, nếu như kịch bản tăng trưởng đạt được 6,5% thì tỷ lệ nợ công sẽ giảm thấp hơn đáng kể. Về cơ cấu nợ công trong tổng nợ công của Việt Nam, nợ ODA chiếm 75%, vay ưu đãi khác là 19%, vay thương mại là 7%. Trong 75% nợ ODA thời gian vay rất dài lãi suất ưu đãi, chẳng hạn vay Ngân hàng Thế giới (WB) thời hạn vay là 40 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất chỉ có 0,75%, vay ADB thời hạn là 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%, vay Nhật Bản thời hạn vay 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất từ 1% - 2%, thông thường là 1% còn một số khoản cao hơn chỉ 2%.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính lưu ý, khi so với các nước cần chú ý cơ cấu này, nhất là đối với nợ công ở các nước đã phát triển và các nước đã thoát khỏi ngưỡng nghèo, không giống Việt Nam, nợ công của họ phần vay thương mại rất nhiều.
Về phương pháp tính cũng khác nhau. Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, ở các nước đã phát triển như châu Âu người ta tính theo phương pháp tỷ lệ theo giá trị dòng tiền, còn Việt Nam tính theo phương pháp giá trị danh nghĩa. Nếu quy giá trị danh nghĩa này với giá trị dòng tiền hiện tại thì tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã báo cáo với Quốc hội sẽ còn thấp hơn.
Giảm dần vay nợ nước ngoài
Tuy vậy, Chính phủ cũng đã tính toán cơ cấu này đã và sẽ có thay đổi khi khoản ODA và ưu đãi đang giảm dần và vay thương mại đang có xu hướng tăng lên. Chúng ta đã được liệt vào danh sách các nước vào ngưỡng thu nhập trung bình, do vậy Chính phủ đã tính toán kỹ để có chiến lược, kế hoạch quản lý nợ công thích hợp cho từng giai đoạn, Bộ trưởng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Đối với nợ Chính phủ, Bộ trưởng cho biết, nợ nước ngoài chiếm 58% và đang có xu hướng giảm trong cơ cấu, còn nợ trong nước là 42% và xu hướng này đang tăng lên. Đây là một xu hướng tốt, chúng ta giảm được lệ thuộc vào nước ngoài và chủ động hơn trong việc vay nợ.
Về quản lý và sử dụng ODA, theo Bộ trưởng, tuyệt đại bộ phận các vốn ODA và vốn vay của chúng ta, nợ công tập trung cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví dụ, toàn bộ hệ thống các đường quốc lộ phía Bắc như quốc lộ số 5, số 10, số 18, quốc lộ 1A, đường Xuyên Á - TP.Hồ Chí Minh - Mộc Bài, các hệ thống như cảng Cái Lân, nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa - Đà Nẵng, hàng loạt các cầu trong TP.Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long như cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, đều sử dụng vốn ODA.
Riêng trái phiếu Chính phủ chúng ta đã tập trung đầu tư cho 250 dự án đường ô tô thuộc xã, đã cải thiện một bước rất đáng kể cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đã dành trái phiếu này để xây dựng 57.723 phòng học, 18.942 phòng công vụ. Đến nay đã hoàn thành được 32.496 phòng học và 11.953 phòng công vụ. Kết quả sử dụng nợ công cũng đã làm cho tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong 5 năm vừa qua đạt tỷ lệ 7,2%. Mức này cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, Bộ trưởng khẳng định.
Chiến lược nợ công đến năm 2020
Về quản lý, báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chúng ta đã có Luật Nợ công và Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Tài chính đã xây dựng xong Chiến lược quản lý và phát triển nợ công đến năm 2020 và đang trình Chính phủ để trình các cơ quan có liên quan xem xét, thông qua.
Bộ Tài chính đang chủ động xây dựng các kế hoạch trung hạn và các đề án hành động cụ thể để thực hiện chiến lược này khi được phê duyệt. Chính phủ cũng đã chỉ đạo để hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch tăng cường năng lực quản lý nợ.
Chính phủ đã chỉ đạo và đồng ý để Bộ Tài chính chủ trì xây dựng một Đề án Xếp hạng tín nhiệm quốc gia để góp phần cải thiện uy tín của Chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam trong mắt các tổ chức xếp hạng quốc tế, qua đó đảm bảo cho việc vay nợ của Chính phủ cũng như doanh nghiệp trong thời gian tới một cách thuận lợi nhất, giảm chi phí vay vốn của nền kinh tế.
Đã tính toán khả năng trả nợ
Đồng tình với quan điểm của một số ĐBQH, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng, các ĐB rất đúng khi cho rằng không quan trọng vay bao nhiêu mà quan trọng là trả nợ như thế nào.
Hiện nay tổng phải trả nợ của Chính phủ khoảng 14-16% tổng ngân sách Nhà nước. Ví dụ, năm tới đây chúng ta bố trí tổng khoảng 100 nghìn tỷ thì tổng chi là khoảng 900 nghìn tỷ, trong khi đó theo thông lệ quốc tế thì mức trả nợ an toàn là không quá 30% tổng thu ngân sách thì chúng ta mới sử dụng dư địa đến 14-16%. Do đó, Chính phủ cũng nhận thức rất đúng quan trọng là vay như thế nào, sử dụng có hiệu quả như thế nào và khả năng trả nợ như thế nào.
Theo Bộ trưởng, thời gian tới cùng với việc tăng cường quản lý sử dụng vay, tăng cường cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công và các chỉ số vĩ mô như GDP, dự trữ ngoại hối, vấn đề tỷ giá được ổn định thì công tác quản lý nợ cũng sẽ được thực hiện tốt hơn. Bộ trưởng cũng cho rằng, chúng ta không lạc quan, nhưng cũng không nên quá lo lắng về nợ công và đề nghị Quốc hội cho giữ tỷ lệ nợ công đã trình theo kế hoạch 5 năm, đối với nợ quốc gia là không quá 50%, nợ Chính phủ không quá 53% và nợ công khoảng 60-65%.
Minh Anh(ghi)
相关推荐
- Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- Chứng khoán châu Á im ắng đợi tin Fed
- Chứng khoán Tân Việt bị phạt 745 triệu đồng vì loạt sai phạm liên quan đến trái phiếu
- Ngày 7/2: Giá vàng miếng SJC đi ngang, vàng thế giới tiếp đà tăng
- Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
- Chứng khoán ngày 19/4: Lực bán gia tăng, sắc đỏ bao trùm, VN
- Dư địa để cải thiện môi trường kinh doanh đang nằm ở đâu?
- Ông Biden tuyên bố đủ phiếu để chiến thắng, kêu gọi người dân đoàn kết