当前位置:首页 > World Cup

【sapporo đấu với kyoto】Đầu tư nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Cùng dự có bà Nguyễn Thị Hồng,Đầutưnângcaochấtlượngtíndụngchínhsásapporo đấu với kyoto Ủy viên Trung ương (UVTW) Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Về phía tỉnh  có ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

 Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo của NHCSXH, đến 31/7/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) đạt trên 373 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 238,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị 40, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,8%/năm. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương các cấp đạt 47,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,7% tổng nguồn vốn, tăng 43.543 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị 40. Hiện nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Tại Thừa Thiên Huế, Chỉ thị 40 đã đi vào cuộc sống và tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, công tác an sinh xã hội. Trong 10 năm qua, ngân sách tỉnh, huyện đã bố trí hơn 240 tỷ đồng sang NHCSXH tỉnh để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vay vốn, đưa số dư nguồn vốn ủy thác từ địa phương đạt gần 272 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,8% trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh. Hiện, tổng dư nợ trên địa bàn đạt 4.658 tỷ đồng, tăng 2.987 tỷ đồng so năm 2014, với trên 97 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ 5,3% (cuối năm 2014) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 xuống còn 2,27% (cuối năm 2023).

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương… đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự đóng góp quan trọng của NHCSXH trong tham mưu, tổ chức thực hiện Chỉ thị 40, Kết luận 06 của Ban Bí thư.

 Nguồn vốn tín dụng chính sách tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn phát triển kinh tế

Để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ tại Chỉ thị 40, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị liên quan cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả các chủ trương, quan điểm của Đảng về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới; sớm hoàn thiện Nghị định về tổ chức và hoạt động của NHCSXH nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của NHCSXH.

Các bộ, ngành Trung ương tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định, nhằm tập trung nguồn lực, cải thiện cơ cấu nguồn vốn cho NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững; xem xét, cho phép tăng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; tạo điều kiện để NHCSXH được tiếp nhận nguồn vốn ODA và mở rộng các hình thức huy động vốn… Các địa phương cần tiếp tục quan tâm, cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội…

NHCSXH cần tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo... Đồng thời, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực dự báo, phân tích; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hiện đại hóa ngân hàng; nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ có uy tín, phong cách làm việc tiên tiến, hiện đại, tận tâm, tận tụy phục vụ người dân.  

分享到: