当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bóng đá ngoại hạng anh bóng đá ngoại hạng anh】Thanh toán gặp khó, doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga tìm giải pháp thay thế

Việt Nam xuất siêu sang Nga hơn 100 triệu USD
Xuất khẩu nông,ángặpkhódoanhnghiệpxuấtkhẩusangNgatìmgiảiphápthaythếbóng đá ngoại hạng anh bóng đá ngoại hạng anh thuỷ sản sang Nga tăng hơn 32%
“Đứng ngồi không yên” khi Nga bị loại khỏi SWIFT
Thông tin Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu” 	Ảnh: S.T
Thông tin Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu” Ảnh: S.T

Tại Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước, các giao dịch thanh toán quốc tế tại Việt Nam hiện được chủ yếu xử lý qua Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western Union (WU) do các tổ chức tín dụng trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế. Trong đó, việc xử lý qua hệ thống SWIFT là chủ yếu và chủ lực, bởi đây là hệ thống thanh toán toàn cầu hiện đại, nhanh chóng, độ bảo mật rất cao và chi phí thấp hơn các giao dịch thanh toán truyền thống khác.

Vì thế, thông tin Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT cũng như bị nhiều quốc gia thực hiện lệnh cấm vận để trừng phạt khiến nhiều doanh nghiệp không khỏi lo lắng.

Chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho hay, Công ty xuất khẩu sang thị trường Nga khoảng 10 triệu USD mỗi năm. Nga là thị trường rộng lớn và khá dễ tính, nhiều đối tác còn mua hàng của Công ty tại Nga để xuất khẩu sang thị trường thứ 3 tại châu Âu. Nhưng trước những căng thẳng giữa Nga và Ukraine, việc gửi chứng từ sang Nga đang bị “tắc” do các ngân hàng Việt Nam không dám nhận.

Tuy nhiên, theo ông Thông, để giải quyết Công ty đã chuyển hướng bán cho các đối tác khác với các đơn hàng chưa gửi đi. Còn với các đơn hàng bị kẹt lại do khâu thanh toán, Công ty đang tìm cách giải quyết.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang lo ngại vì không chỉ các chứng từ xuất khẩu sang Nga, mà một số đơn hàng xuất sang châu Âu có liên quan tới Nga cũng bị ngân hàng từ chối bộ chứng từ thanh toán. Theo một số doanh nghiệp, các ngân hàng lo ngại bị “vạ lây” từ các đối tác của những quốc gia đang áp dụng lệnh cấm vận đối với Nga. Chính vì thế, các doanh nghiệp đều bày tỏ mong muốn các bên ngồi lại đàm phán được với nhau, hạ nhiệt căng thẳng giúp hoạt động giao thương vốn đã khó khăn vì Covid-19 chưa được phục hồi.

Mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng tìm lối đi riêng để khắc phục phần nào khó khăn. Theo tìm hiểu, tại Việt Nam, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) có giấy phép tham gia kênh thanh toán riêng sang Nga, cung cấp dịch vụ chuyển tiền song phương trực tiếp Việt – Nga. Vì thế, đại diện một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng may mặc từ Việt Nam sang Nga cho hay, nhiều năm qua, kênh thanh toán chủ yếu của công ty vẫn là qua Ngân hàng VRB nên không bị ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Công ty.

Từ góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc OCB cho hay, nếu Nga bị loại ra khỏi SWIFT thì có thể quay lại phương thức thanh toán telex - xác thực thông qua hệ thống bảo mật hai chiều giữa hai ngân hàng. Mặc dù phương thức này sẽ bất tiện hơn, phải thiết lập lại hệ thống trao đổi mã hóa hai chiều nhưng sẽ giúp các doanh nghiệp khắc phục được khó khăn trong thanh toán. Ngoài ra, vị này còn cho rằng các bên cũng có thể thanh toán thông qua blockchain (hệ thống cơ sở dữ liệu dạng chuỗi – khối), với trình độ công nghệ hiện nay, các ngân hàng và doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tìm giải pháp phù hợp. Một kênh thanh toán khác, ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết: “DN vẫn có những sự lựa chọn khác ngoài SWIFT như IBAN. Dù vậy, độ phủ của IBAN hẹp hơn so với SWIFT”.

Cùng với đó, theo các chuyên gia, không loại trừ khả năng Nga liên kết với các quốc gia không tham gia mạng lưới SWIFT khác tìm kiếm giải pháp thay thế. Cùng với đó, Nga có thể sẽ bắt tay với nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – chiếm tới 40% dân số) để lập hệ thống thanh toán riêng; hoặc Nga sẽ bắt tay với hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) của Trung Quốc hoặc sử dụng tiền số…

Có thể nói, những căng thẳng thương mại – địa chính trị giữa các quốc gia luôn mang đến nhiều tác động tiêu cực tới hoạt động kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp cần hết sức chủ động, phải có nhiều biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Trong đó, một yếu tố quan trọng là phải đa dạng hóa thị trường, mở rộng các quan hệ giao thương... Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) khuyến nghị, các doanh nghiệp chuyển hướng đa dạng hóa thị trường, không chuẩn bị quá nhiều hàng hóa lưu kho theo quy cách của thị trường Nga để hạn chế rủi ro tồn khó.

分享到: