Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung đón tiếp, hướng dẫn người cao tuổi đến ket qua my" />
');this.closest('table').remove();"> |
Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung đón tiếp, hướng dẫn người cao tuổi đến khám tại Trạm Y tế Phú Bài, TX. Hương Thủy |
Chị Lê Thị Phương Anh, dân số viên (DSV) Trạm Y tế phường Kim Long (TP. Huế) công tác trong lĩnh vực này đã 15 năm. Trạm Y tế phường Kim Long có tổng cộng 5 nhân viên, phụ trách chăm lo sức khỏe cho 17.000 người dân. Tại Trạm Y tế phường, ngoài công tác dân số, chị còn tham gia một số chương trình khác theo phân công: Quản lý thu chi ở trạm, báo cáo y tế trường học, vệ sinh lao động… Là người nhiệt tình, làm việc trách nhiệm, chị được các đồng nghiệp tin yêu. Năm 2022, chị được UBND phường tặng giấy khen vì những nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Công tác tại Trạm Y tế Phú Bài, TX. Hương Thủy, DSV chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung được phân công thêm công tác tài chính, thủ quỹ. Những khi trạm nhiều việc, chị Nhung sẽ hỗ trợ tiếp đón, phân loại, hướng dẫn bệnh nhân như hôm chúng tôi tham dự khám tư vấn sức khỏe cho người cao tuổi mới đây. “Cùng chung mái nhà, mọi người đều hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như DSV các trạm khác, hồi dịch COVID-19, em có con nhỏ song vẫn cùng anh em tại trạm đón tiếp, phân loại trên dưới 200 F0 mỗi ngày, thống kê nhập dữ liệu, hỗ trợ khai báo”, chị Nhung kể.
Không chỉ chị Phương Anh, chị Cẩm Nhung, 188 viên chức dân số (VCDS) ở các địa bàn sau sáp nhập đều phát huy vai trò trong ngôi nhà chung. VCDS phụ trách các công việc dân số truyền thông, giáo dục sức khỏe, ngoài ra họ còn hỗ trợ một số công tác khác được đơn vị phân công: chương trình dành cho người cao tuổi, người khuyết tật, phòng, chống mù lòa, tiêm chủng, hỗ trợ phòng chống dịch… Trạm ít nhân sự song công việc thì nhiều nên các DSV cùng chung vai gánh vác chia sẻ như bao cán bộ y tế khác.
Chị Phan Thị Thanh Bình, DSV phường Phú Hội (TP. Huế), làm công tác dân số 14 năm. Trước đây, khi công tác ở trạm y tế cũ, chị Thanh Bình tham gia tiêm chủng, tiếp dân, ghi phiếu phục vụ khám, chữa bệnh. Dịch COVID-19 bùng phát, nhân lực thiếu, cán bộ dân số được điều động tham gia chống dịch. Chồng cũng tham gia chống dịch, chị gửi con lại cho ông bà để làm tròn nhiệm vụ cùng đồng đội… Thế mạnh của cán bộ dân số, nắm rõ từng hộ dân, chị Bình là người tích cực hỗ trợ Ban chỉ đạo phường đi truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, điều trị F0.
Nằm trong tổ y tế lưu động, hễ có ca F0 nặng, chị Thanh Bình thường theo xe đưa bệnh nhân đi cách ly tại Bệnh viện Trung ương cơ sở 2. Thời điểm ấy ở trạm, chị Bình tham gia trực, kê khai y tế, làm biên bản truy vết, lấy mẫu, trực chốt… Có những ngày chỉ ăn một bữa để tiết kiệm thời gian. Có những đêm ngồi chờ xe đến gần sáng đưa bệnh nhân COVID-19 nặng đi nhập viện. “Chính phủ kêu gọi chống dịch như chống giặc, mình làm việc không kể ngày đêm, mưa nắng. Mong dốc sức ngăn dịch, đưa cuộc sống trở lại bình thường”, chị Bình nhớ lại những tháng ngày cam go.
Mỗi chuyên ngành có một đặc thù riêng, dân số cũng vất vả không kém. Chị Nguyễn Thị Phương Khuyến, Trưởng Phòng Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe tại Trung tâm Y tế (TTYT) TX. Hương Thủy cho hay, tại nhiều trạm y tế phường, xã, VCDS đều tham gia nhiệm vụ được trạm phân công ngoài công tác dân số. Nhiều khi họ gọi đó là những công việc không tên, song ai cũng vui vẻ góp sức, chung tay.
Địa bàn Hương Thủy từng là điểm chống dịch khá vất vả, áp lực. Cán bộ dân số cũng tham gia chống dịch cùng cán bộ y tế. Khi mới phát hiện F0, VCDS cùng các cộng tác viên rà soát đối tượng bởi họ là người quản lý nhân khẩu từng hộ gia đình. Anh chị em trực chốt đường bộ, sân bay, tham gia phun thuốc xử lý môi trường, phục vụ khung cách ly T5, Lăng Cô (Phú Lộc), lấy mẫu cộng đồng, vận chuyển F0…
Đặc biệt, anh Lê Văn Khánh Nhật, nhân viên trong Phòng Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe tại TTYT TX. Hương Thủy từng được cử vào quận 8 TP. Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19. Tốt nghiệp ngành Y tế công cộng, 5 năm vào nghề thì gần 3 năm, anh Nhật tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Bản thân anh từng được giấy khen của UBND TX. Hương Thủy, bằng khen của UBND tỉnh trong phòng, chống dịch COVID-19.
BSCKII. Nguyễn Văn Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh khẳng định: “VDS là những người sát dân, am hiểu phong tục tập quán. Với đặc thù "đi từng ngõ, gõ từng nhà", họ cùng hàng ngàn cộng tác viên là lực lượng tuyên truyền, vận động bà con trực tiếp. Trong lĩnh vực quy mô dân số, chất lượng dân số… đội ngũ này đã nắm bắt, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng cung cấp thông tin quan trọng cho việc hoạch định chính sách dân số, phát triển kinh tế - xã hội”.
PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế ghi nhận: “Ba năm chống dịch COVID-19, đội ngũ cán bộ y tế toàn tỉnh đã tích cực tham gia từ phòng, chống, phát hiện, cách ly, điều trị… Cán bộ dân số cũng nỗ lực phấn đấu, hòa mình cùng các lực lượng trên chiến tuyến chống dịch. Nhờ những nỗ lực đó mới gặt hái được thành quả như ngày hôm nay”.
');this.closest('table').remove();" style="background:url(https://baothuathienhue.vn/images/red-error_16px.gif) no-repeat left center;height: 30px;display: block;width: 0px;padding-left: 19px;position: absolute;right: 0px;top: -27px;"> |
Theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề của viên chức y tế là 100%; viên chức dân số vẫn là 30%. Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế thông tin đã nhận được các văn bản kiến nghị đề nghị tăng chế độ phụ cấp cho cán bộ dân số từ 30% lên mức 100%, hoặc nếu không được thì phương án 2 có thể tăng lên 70%. Vụ trưởng đã chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất mở rộng đối tượng và tăng mức phụ cấp lên như kiến nghị. Tuy nhiên Bộ Y tế không có thẩm quyền quyết định. Nếu trong trường hợp báo cáo mà lãnh đạo Bộ, Ban cán sự Đảng Bộ Y tế đồng ý sẽ ký trình báo cáo lên trên. |